(Baothanhhoa.vn) - Phát triển doanh nghiệp (DN), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động đang là định hướng, chủ trương lớn của Chính phủ. Cùng với việc ban hành các nghị quyết, chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch cho DN hoạt động, các chính sách hỗ trợ, cởi mở nguồn vốn tín dụng cũng đã được Chính phủ và hệ thống ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, với đối tượng DN nhỏ và vừa, việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển doanh nghiệp (DN), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động đang là định hướng, chủ trương lớn của Chính phủ. Cùng với việc ban hành các nghị quyết, chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch cho DN hoạt động, các chính sách hỗ trợ, cởi mở nguồn vốn tín dụng cũng đã được Chính phủ và hệ thống ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, với đối tượng DN nhỏ và vừa, việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sản xuất đũa xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Năm Anh (Cẩm Thủy).

Hiện nay, hệ thống tổ chức mạng lưới của ngành ngân hàng Thanh Hóa có 102 tổ chức tín dụng và chi nhánh tín dụng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa, đến ngày 30-6-2019, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 92.712 tỷ đồng, tăng 11,66% so với đầu năm; tổng dư nợ đến ngày 30-6-2019 đạt 109.168 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm. Đồng hành cùng các DN trong tỉnh, những năm vừa qua, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN. Trong đó, tập trung triển khai 6 nhóm giải pháp nhằm cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng, hỗ trợ người dân và DN về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của DN; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như bất động sản, chứng khoán... Đồng thời, triển khai kịp thời các chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực để phù hợp hơn với nhu cầu vốn của DN; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù, như: Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay công nghiệp hỗ trợ, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay đối với ngành chăn nuôi...

Các tổ chức tín dụng cũng đã có nhiều hình thức cải tiến, đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay. Cụ thể, như: Chủ động rà soát quy trình nội bộ về cấp tín dụng, về quy trình thủ tục, hồ sơ cấp tín dụng đối với khách hàng, cắt giảm số lượng hồ sơ, các loại giấy tờ trong hồ sơ, bỏ bớt các thông tin phải kê khai... Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cải tiến quy trình xử lý nội bộ, giảm bớt đầu mối xử lý, xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cải tiến mô hình giao dịch một cửa theo hướng ứng dụng công nghệ để tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN và ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ những chính sách trên, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh duy trì ở mức khá cao, giai đoạn 2015-2017 là 18-19%; năm 2018 là 14,5%. Cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tính đến ngày 30-6, có 6.862 lượt DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tăng 398 DN so với đầu năm 2019, với dư nợ 39.303 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các chương trình, chính sách cho vay đối với DN còn khó khăn, nhất là với các DN nhỏ và vừa. Trong tổng số hơn 14.000 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có đến 90% thuộc đối tượng DN nhỏ và vừa; tuy nhiên, trong tổng số dư nợ 39.303 tỷ đồng, dư nợ của đối tượng DN nhỏ và vừa chỉ đạt 15.481 tỷ đồng, chiếm 16,28% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Với đối tượng DN nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, quản lý dòng tiền chưa cao. Bên cạnh đó, chưa có những sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Do vậy, sức hấp thụ vốn của đối tượng DN này chưa đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn còn một số DN nhỏ và siêu nhỏ có hệ thống báo cáo tài chính không minh bạch. Việc hạch toán kế hoạch không phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, không đủ cơ sở để tổ chức tín dụng đánh giá năng lực tài chính của DN khi thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Một số DN xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, không tính toán kỹ lưỡng thị trường đầu ra, khả năng hoàn vốn thấp, trong khi lại thiếu tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong khi đó, cơ chế tiếp cận vốn cho DN nhỏ và vừa thông qua bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển DN nhỏ và vừa thời gian qua chưa phát huy hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng đặc thù đối với đối tượng DN nhỏ và vừa, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất, kinh doanh của các DN. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả; chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình kết nối ngân hàng - tín dụng, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả “hấp thụ” nguồn vốn, các bộ, ngành cần triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cùng các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhất là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa vay vốn tổ chức tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018 của Chính phủ và nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực, chương trình kết nối ngân hàng - DN, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện cho DN nhanh chóng hoàn tất hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, bản thân các DN nhỏ và vừa cũng cần năng động, đổi mới trong tư duy sản xuất, tích cực nghiên cứu các dự án, phương án kinh doanh khả thi. Thực hiện đầy đủ, chuyên nghiệp các quy định của Nhà nước về sổ sách, kế toán làm cơ sở thẩm định cho ngân hàng, giúp các DN có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]