(Baothanhhoa.vn) - Tập trung thực hiện các giải pháp đã giúp cho việc phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được một số kết quả bước đầu. Hiện, toàn tỉnh đã có 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn tham gia các hội nghị tập huấn, giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp

Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp

Tem điện tử truy xuất nguồn gốc được sử dụng cho các sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Tiến Xuân

Tập trung thực hiện các giải pháp đã giúp cho việc phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được một số kết quả bước đầu. Hiện, toàn tỉnh đã có 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn tham gia các hội nghị tập huấn, giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn...

Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang quan tâm vấn đề phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, gia trại tham gia nhiều hội chợ thương mại do các bộ, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh tổ chức; đẩy mạnh kết nối cung cầu giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị phân phối và tiêu thụ, nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tạo liên kết, paner phần mềm trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc sở. Đồng thời, đề nghị các đơn vị quản lý thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán hàng hóa trực tuyến.

Việc tập trung thực hiện các giải pháp đã giúp cho việc phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được một số kết quả bước đầu. Hiện, toàn tỉnh đã có 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn tham gia các hội nghị tập huấn, giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn do Văn phòng Điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức. Ngày 27-3, tỉnh đã khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, thu hút 130 chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh tham gia. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn thực hiện ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá và xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản thực phẩm cho 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề; trong đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm gắn với địa danh địa phương thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho 16 sản phẩm địa phương và chứng nhận nhãn hiệu cho 42 sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua thương mại điện tử.

Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, song do trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thương mại điện tử chưa được chú trọng đầu tư, nhiều người tiêu dùng vẫn còn chưa biết cách sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trong khi công tác tuyên truyền, quảng bá, thiết lập các kênh thông tin hỗ trợ kết nối thương mại điện tử giữa người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn và người tiêu dùng còn hạn chế, nên việc tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn 85% sản phẩm hàng hóa nông sản, thực phẩm sản xuất ra được phân phối tới người tiêu dùng qua các kênh tiêu thụ truyền thống.

Để tiếp tục phát triển thương mại điện tử, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của địa phương tham gia vào phần mềm. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, các hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm tham gia quảng bá, giao dịch, mua bán trên phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh. Triển khai kết nối Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các đơn vị sản xuất thiết kế, ứng dụng bao bì, tem nhãn bảo đảm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn đẩy mạnh việc quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là xây dựng trang Web về thương hiệu nông sản Thanh Hóa.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]