(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh đã tác động lớn giúp các hộ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để chăn nuôi ngày càng phát triển thì việc mở rộng và phát triển nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm một vị trí rất quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh đã tác động lớn giúp các hộ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để chăn nuôi ngày càng phát triển thì việc mở rộng và phát triển nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm một vị trí rất quan trọng.

Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôiMô hình trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi tại xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Nhằm tận dụng quỹ đất và phát triển cây trồng lợi thế theo định hướng của tỉnh, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, huyện Như Thanh đã quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn xanh trên địa bàn 7 xã, thị trấn, gồm: Phú Nhuận, Mậu Lâm, Bến Sung, Yên Thọ, Xuân Phúc, Phúc Đường, Yên Lạc. Đồng thời, khuyến khích người dân trên địa bàn thực hiện cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, hình thành những vùng sản xuất cây thức ăn chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích gần 180 ha. Những loại cây trồng chủ yếu, như: cỏ voi, cỏ VA06, Mulato, ngô dày... năng suất bình quân đạt gần 300 tấn/ha/năm, doanh thu 180 - 200 triệu đồng/ha/năm, lãi khoảng 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Việc trồng cây thức ăn chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí trong quá trình nuôi mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi. Anh Nguyễn Văn Nam, xã Phú Nhuận (Như Thanh), chia sẻ: Từ một vùng quê nghèo, diện tích đất ở khu vực sườn đồi trồng ngô không hiệu quả, bà con nông dân trong xã đã “đổi đời” nhờ trồng cỏ nuôi bò. Hiện, toàn xã có hơn 100 hộ dân liên kết với Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 trồng cỏ làm nguyên liệu thức ăn cho bò sữa với diện tích 45 ha bằng các giống cỏ chủ yếu, như: VA206, Maluto; mỗi năm trồng 3 vụ, trừ chi phí, người dân thu lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng/ha/năm.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn phát triển cây trồng làm thức ăn chăn nuôi trở thành 1 trong 7 sản phẩm trồng trọt lợi thế. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6-2020, toàn tỉnh đã phát triển được gần 12.000 ha cây thức ăn chăn nuôi, tăng gấp 4 lần so với năm 2013. Trong đó, khoảng 80% là diện tích trồng các giống cỏ làm thức ăn chăn nuôi, như: VA06, Mulato, cỏ voi... Đáng chú ý, gần 65% diện tích cây trồng làm thức ăn chăn nuôi được phát triển ở khu vực miền núi với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, như: Mô hình chuyển đổi sang trồng ngô dày làm thức ăn chăn nuôi trên đất bãi ven sông của HTX dịch vụ nông nghiệp Cẩm Yên (Cẩm Thủy); mô hình chuyển toàn bộ diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô dày lấy thân làm thức ăn cho gia súc của HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc); mô hình trồng cỏ VA206, Maluto của người dân xã Phú Nhuận (Như Thanh)... Đây được xem như hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

Để phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp, tập trung, chuyên môn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, năng suất, chất lượng cao, thì cùng với phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh và xử lý tốt môi trường; cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, nhất là phát triển vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Để phát triển và mở rộng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất hiệu quả kinh tế thấp, ở khu vực khó khăn sang trồng cỏ và cây thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi. Đồng thời, thực hiện các biện pháp lựa chọn giống, áp dụng thâm canh để tăng năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế từ loại cây trồng này.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]