(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, cùng với cơ chế, chính sách của tỉnh, các địa phương cũng chủ động thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thời gian qua, cùng với cơ chế, chính sách của tỉnh, các địa phương cũng chủ động thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ (Ngọc Lặc).

Thực hiện Công văn 11921/UBND-NN ngày 27-9-2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nghị định của Chính phủ, số 109/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 về nông nghiệp hữu cơ và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7-9-2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ, hàm lượng các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, diện tích đạt hơn 140 ha. Đây là hình thức sản xuất lúa được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Quá trình chăm sóc được sử dụng loại nấm men kích thích bộ rễ lúa phát triển tối đa, sử dụng các loại phân bón hữu cơ để thực hiện bón thúc. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của lúa, nếu xuất hiện sâu bệnh thì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng, trừ. Với năng suất bình quân đạt 65,8 tạ/ha, mô hình sản xuất lúa hữu cơ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra được sản phẩm lúa gạo an toàn. Tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn... phong trào xây dựng nhà lưới sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán, cứ 1.000m2 nhà lưới cho thu hoạch trung bình 3 tấn dưa/vụ, mỗi năm canh tác 2 đến 3 vụ, doanh thu khoảng 250 triệu đồng, lợi nhuận đạt 50% doanh thu. Hàng năm, mỗi mô hình giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 - 6 lao động thời vụ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng gần 5.000m2 nhà lưới sản xuất rau thủy canh theo công nghệ của Israel tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Quảng Xương và Triệu Sơn. Bước đầu cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Với diện tích nhà màng hơn 1.600m2 sản xuất rau, quả của HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đang ứng dụng một số phương pháp sản xuất hữu cơ, như: Ủ phân hữu cơ từ các chế phẩm sinh học, tạo hàng rào thực vật xua đuổi côn trùng xung quanh nhà màng... Ông Phạm Văn Kiên, phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ, cho biết: Với sự hợp tác và chuyển giao công nghệ của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, HTX áp dụng các phương thức sản xuất hữu cơ giúp hạn chế được sâu bệnh, cải tạo đất đai, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Để đầu tư xây dựng 1.000m2 nhà lưới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, số vốn khoảng 350 triệu đồng, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.

Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp hữu cơ cần thông qua hệ thống quản lý nghiêm ngặt về nguồn đất, nước, phân bón, lựa chọn cây giống... Trong khi, đặc điểm diện tích nông nghiệp manh mún, cùng tập quán canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhỏ lẻ, sản xuất truyền thống theo hướng vô cơ. Việc đầu tư sản xuất hữu cơ đòi hỏi cần nhiều thời gian, công sức. Trong khi việc xây dựng kế hoạch sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ; năng lực kỹ thuật, chuyên môn về nông nghiệp hữu cơ còn nhiều hạn chế. Mặt khác, chị Lê Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng Nông nghiệp công nghệ cao, Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông, cho biết: Ngoài những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại, thì thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện chưa phát triển. Do chi phí sản xuất theo hướng hữu cơ cao hơn sản xuất an toàn hay sản xuất truyền thống, vì vậy giá thành cao hơn, khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Trong khi người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn những thực phẩm có giá thành rẻ, hình thức bắt mắt... Để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở hướng dẫn triển khai nghị định của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, các ngành có liên quan của tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nhằm thay đổi thói quen sản xuất của người dân theo hướng sản xuất hữu cơ, cũng như thói quen lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng, tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp cao. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ thực vật, khuyến khích người dân hạn chế, thay thế phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật bằng phân bón hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc thảo dược được quy định... Đào tạo, nâng cao hiểu biết, trình độ kiến thức, chuyên môn về nông nghiệp công nghệ cao cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]