(Baothanhhoa.vn) - Nhờ thực hiện theo định hướng của tỉnh, nên nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xác định và hình thành được những cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cây trồng lợi thế

Nhờ thực hiện theo định hướng của tỉnh, nên nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xác định và hình thành được những cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Người dân xã Hóa Quỳ (Như Xuân) thu hoạch cây cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh ta định hướng phát triển 7 loại cây trồng lợi thế, gồm: Lúa, ngô, mía, cây ăn quả, rau an toàn, cây thức ăn chăn nuôi và các loại hoa, cây cảnh. Theo đó, mục tiêu đề ra đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao khoảng 150.000 ha; ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 20.000 ha; rau an toàn 12.000 ha; hoa, cây cảnh 300 ha; mía thâm canh theo hình thức cánh đồng lớn 20.000 ha; cây ăn quả tập trung gắn với công nghiệp chế biến 7.000 ha và cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha.

Để thực hiện mục tiêu phát triển 7 cây trồng lợi thế, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ nhằm tăng năng suất, cải thiện chất lượng cho các cây trồng chủ lực. Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất các loại cây trồng chủ lực để nâng cao hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu, du nhập, tuyển chọn và ứng dụng nhiều giống cây trồng nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng. Đồng thời, thực hiện quy trình thâm canh, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, như ICM, IPM, SRI, phân viên nén, phân chuyên dùng, cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, triển khai xây dựng và phát triển các vùng sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhờ thực hiện theo định hướng của tỉnh, nên nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xác định và hình thành được những cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Ví như huyện Hoằng Hóa, xác định cây trồng chủ lực là lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và rau an toàn. Để phát triển 2 loại cây trồng chủ lực này, huyện đã chỉ đạo các xã dồn điền, đổi thửa, hình hành các vùng sản xuất tập trung; đồng thời, hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Nhờ đó, đến nay, huyện đã xây dựng được vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và ổn định tại 27 xã, với tổng diện tích hơn 3.000 ha; diện tích sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP ngày càng được mở rộng ra nhiều xã, như: Hoằng Hợp, Hoằng Giang, Hoằng Trinh. Ngoài ra, huyện còn xây dựng được 7 mô hình liên kết sản xuất đối với lúa và các loại cây rau màu khác, với diện tích gần 300 ha.

Để đẩy mạnh, khuyến khích các địa phương phát triển các loại cây trồng lợi thế theo định hướng đề ra, tỉnh ta đã có các chính sách hỗ trợ một số loại cây trồng, như: Chính sách hỗ trợ để xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung và chính sách hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng.

Kết quả của việc thực hiện các giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển các cây trồng lợi thế của tỉnh, đến vụ xuân 2018, diện tích lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt 132.498 ha. Trong đó, lúa năng suất cao 59.318 ha, năng suất bình quân 75 tạ/ha, sản lượng 444.885 tấn; lúa chất lượng cao 68.208 ha, năng suất bình quân 57 tạ/ha, sản lượng 390.600... Diện tích ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 8.370 ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 58.611 tấn; rau an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP đạt 1.700 ha, năng suất 133 tạ/ha, sản lượng 226.100 tấn; sản xuất hoa theo hướng thâm canh đạt 108 ha; mía thâm canh 7.350 ha; cây ăn quả tập trung đạt khoảng 4.000 ha và cây thức ăn chăn nuôi 7.785 ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã triển khai và xây dựng cánh đồng theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, với tổng diện tích 12.362 ha.

Kết quả trên cho thấy, phát triển các cây trồng lợi thế trong tái cơ cấu nông nghiệp đã đạt được những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, việc phát triển các loại cây này đang gặp phải một số khó khăn, như: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phát triển thiếu bền vững, thu nhập của nông dân chậm được cải thiện. Chất lượng nông sản, an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn sản phẩm chưa có thương hiệu và thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là khi đưa vào sản xuất quy mô lớn hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn khó khăn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ tồn tại ở dạng mô hình thử nghiệm và đa phần có sự bảo trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, lao động có trình độ cao, có tay nghề trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu. Bởi vậy, để khắc phục những khó khăn, hạn chế, ngành nông nghiệp và các địa phương đang đẩy mạnh công tác tích tụ ruộng đất, xây dựng và mở rộng thêm vùng sản xuất tập trung. Cùng với đó, tích cực, chủ động kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]