(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng việc lãnh đạo người dân quan tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cây thanh long trên đất Thanh Hóa

Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng việc lãnh đạo người dân quan tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển cây thanh long trên đất Thanh Hóa

Mô hình trồng cây thanh long tại xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Được UBND xã Xuân Hòa (Như Xuân) khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển kinh tế, phủ xanh đất đồi; gia đình ông Cao Thanh Bình, thôn 8 đã mạnh dạn cải tạo hơn 1 ha đất trồng ngô, sắn để đầu tư xây dựng mô hình trồng cây thanh long. Chia sẻ về lý do lựa chọn cây thanh long để phát triển kinh tế gia đình, ông Bình cho biết: Cây thanh long phù hợp với địa hình đồi núi, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, quả cho thu hoạch nhiều năm...; mặt khác, đây là loại quả có nhiều dinh dưỡng nên được thị trường ưa chuộng vì vậy tôi đã vay vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua giống cây có chất lượng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào khâu chăm sóc, đầu tư lắp đặt hệ thống phun sương, tưới tiêu tự động,... Về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ, ông Bình chia sẻ: Cột trụ làm bằng bê tông cao từ 1,5 đến 1,7m. Hàng cách hàng, cây cách cây khoảng 2,5m, xung quanh gốc cần thường xuyên tiến hành làm sạch cỏ để tránh cỏ dại mọc tràn lan, che đậy cẩn thận để giữ cho rễ không bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước... Đồng thời, cắt bỏ những cành cây không thể mọc mầm và ra quả, mỗi cành chỉ nên để 3 - 4 quả. Điều đặc biệt là sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với 4 - 5 lứa/năm, từ năm thứ 2 trở đi, năng suất trung bình lên từ 80 đến 100 tấn/ha/năm, với giá bán trung bình từ 15.000 đến 25.000 đồng/kg và thanh long ruột đỏ từ 45.000 đến 60.000 đồng/kg.

Hiện nay, gia đình ông Bình không chỉ chăm sóc hơn 800 gốc thanh long lấy quả mà còn có thể tự nhân giống để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân địa phương. Theo ông Bình, nếu chăm sóc tốt, tỷ lệ đậu quả từ 80 - 90%, hiệu quả kinh tế có thể cao gấp 2 đến 4 lần so với cây trồng cũ. Bên cạnh đó, thanh long còn có giá trị dinh dưỡng cao nên thị trường tiêu thụ lớn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Như Xuân đã phát triển được hơn 32 ha trồng cây thanh long tại các xã, như: Xuân Hòa, Thượng Ninh, Tân Bình, thị trấn Yên Cát,... Năng suất 7,5 tấn/ha/năm, doanh thu đạt khoảng 230 triệu đồng/ha. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện: Đây được xem là loại cây phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của địa phương cũng như trình độ sản xuất của người dân. Đây là điều kiện để nhân rộng mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã mở hướng lựa chọn mới cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập; đồng thời, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 320 ha trồng cây thanh long. Một số địa phương có diện tích trồng lớn, như: Thạch Thành hơn 76 ha, Yên Định 65 ha, Bỉm Sơn hơn 25 ha, Như Xuân hơn 32 ha, Hậu Lộc hơn 21 ha,... Ước tính hằng năm, sản lượng hơn 6.000 tấn quả, giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng. Qua thực tế, có thể thấy, mô hình trồng cây thanh long đang thay dần diện tích đất đồi và những cây trồng kém hiệu quả kinh tế ở các địa phương, mở ra hướng đi cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để phát triển mô hình theo hướng bền vững, các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng những mô hình điểm trồng cây thanh long để người dân học tập kinh nghiệm và thấy được hiệu quả khi trồng cây thanh long; đồng thời, định hướng trồng các giống có năng suất, chất lượng cao; tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến khích người dân sản xuất theo hướng VietGAP để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương có diện tích trồng thanh long lớn cần đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ;... chủ động phối hợp với các HTX tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, bảo đảm tính bền vững cho loại cây trồng này; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]