(Baothanhhoa.vn) - Cây rau má - loài thực vật thân cỏ, có nhiều tác dụng giải nhiệt và được coi là vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, từ nhiều đời nay, cây rau má ở xứ Thanh chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên, tự phát và gần như chưa phát triển thành sản phẩm thương mại đúng nghĩa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cây rau má thành sản phẩm hàng hóa

Cây rau má - loài thực vật thân cỏ, có nhiều tác dụng giải nhiệt và được coi là vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, từ nhiều đời nay, cây rau má ở xứ Thanh chủ yếu chỉ được khai thác ngoài tự nhiên, tự phát và gần như chưa phát triển thành sản phẩm thương mại đúng nghĩa.

Vườn rau má của gia đình ông Lê Ngọc Hòe, xã Thọ Diên (Thọ Xuân).

Gần đây, một số mô hình trồng rau má quy mô, bài bản và đã biến cây rau má thành sản phẩm hàng hóa, mở ra triển vọng phát triển những vùng trồng rau má “Made in Thanh Hóa”, góp phần nâng cao giá trị kinh tế ngành trồng trọt.

Vùng đất cổ Tứ Trụ, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân được biết đến với sản phẩm truyền thống “bánh gai tiến vua” trứ danh. Những năm gần đây, vùng này còn được ngợi ca bởi phong trào cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây rau thơm, xuất bán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Trong những mô hình rau thơm đó, từ 4 năm qua, ông Lê Ngọc Hòe ở thôn 11 trong xã đã biến vườn nhà thành khu chuyên canh rau má, cho thu nhập khá cao. Cùng rảo bước theo ông Hòe, chúng tôi ra phía sau nhà - nơi có vườn rau má xanh ngát như trải thảm, che kín 250 m2 mặt đất. Theo ông Hòe, đây là giống rau má ta chứ không phải giống rau má lai cao sản nhưng có vị đắng và không thơm đặc trưng đã được trồng ở nhiều tỉnh. 4 năm “làm bạn” với cây trồng mới nhưng cũng rất quen thuộc này, ông Hòe cũng ghi nhớ đầy đủ những đặc điểm sinh học của nó, đồng thời mày mò tìm cách khắc chế được các bệnh thường gặp trên lá rau má, như: Nấm, vàng lá hay rau biến màu gỉ sắt. Khi cây rau má phát triển tốt, cho nguồn thu nhập liên tục, ông càng say sưa với vườn rau của mình. Hàng ngày, ông cùng vợ dậy từ 4 - 5 giờ sáng, cặm cụi ra vườn thu hoạch rau để kịp nhập cho thương lái vào đầu giờ sáng. Theo ông, canh tác cây rau má không khó, nhưng phải cần cù và tỉ mỉ. Nhất là khâu thu hái, không được nhổ gốc mà phải dùng kéo hoặc liềm, cắt hớt cao hơn mặt đất với từng khóm nhỏ. Kinh nghiệm được vợ chồng người nông dân tuổi lục tuần này rút ra là, cây rau má ưa đất xốp, ẩm nhưng không được để ngập nước. Bởi vậy, việc bơm nước tưới cho rau má đã trở thành việc làm hằng ngày của ông.

Những giọt mồ hôi chăm sóc đã cho thành quả với vợ chồng nông dân ở vùng đất ven sông Chu này. Dù trời nắng hay mưa, mỗi ngày, vợ chồng ông Hòe đều thu hoạch trên dưới 10 kg rau má. Với giá bán trung bình 20.000 đồng mỗi kg, vợ chồng ông có thu nhập đều đặn 200.000 đồng mỗi ngày. Với thu nhập tương đương 6 triệu đồng/tháng, gia đình ông luôn có khoản chi phí vào ra, một phần để tích lũy. Nguồn thu nhập này luôn ổn định trong những năm qua bởi đã có thương lái quen bao tiêu sản phẩm để đưa đi các nhà hàng, chợ đầu mối trong và ngoài huyện. Khi đã có đầu ra bền vững và phân tích triển vọng phát triển, gia đình ông Lê Ngọc Hòe đang triển khai mở rộng diện tích trồng rau má ra cánh đồng, phát triển quy mô sản xuất nhằm phát triển kinh tế gia đình và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.

Vượt khỏi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, anh Phạm Văn Mư, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc phát triển vùng trồng rau má hàng hóa tới gần 2 ha và đang tiếp tục mở rộng. Một vùng rau má xanh rì, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã thay thế hoàn toàn cỏ dại ở cánh đồng Móng Cá trong xã, mà cách đây hơn 2 năm, bị nhiều hộ bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Nói về duyên cơ với cây rau má, anh Mư chia sẻ: Một lần vào xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), tôi thấy mô hình trồng rau má hàng hóa gắn với công nghệ chế biến rau má tại chỗ rất hiệu quả kinh tế. Khi về quê, tôi chứng kiến nhiều khu ruộng bị bỏ hoang, thân ruộng cao, đất tốt, thích hợp với trồng rau má nên nghĩ cách thuê lại để phát triển rau má. Biết trồng rau má không quá khó, song khó khăn nhất là thị trường tiêu thụ nên tôi trồng thử nghiệm vài luống nhỏ, đi từng hàng ăn ở thị trấn Ngọc Lặc và TP Thanh Hóa để đặt vấn đề nhập cho họ hàng ngày.

Bước ngoặt tiếp theo đến với anh Mư là gặp được một số chủ trang trại trồng và thu gom rau má đang sinh hoạt tại Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, ký được hợp đồng bao tiêu để đưa đi Hà Nội, nhập cho một nhà máy chế biến trà rau má sấy khô (dạng như trà Líp-tông)ở huyện Quốc Oai. Chỉ hơn 1 tháng, cây rau má ta ở đây đã cho thu hoạch 1 lứa, lần thu hoạch nhiều tới 2,3 tấn, thu về hàng chục triệu đồng. Sản phẩm rau má của chàng trai xứ Mường, xã Thúy Sơn đang giữ được uy tín với khách hàng bởi khâu sản xuất hoàn toàn “sạch”. Theo lời anh Mư, trước khi trồng, bón phân chuồng hoai mục, trong quá trình sinh trưởng chỉ tưới nước giếng khoan, không phun bất cứ loại chất kích thích hay bón loại phân hóa học nào.

Cây rau má xứ Thanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa - tuy mô hình sản xuất còn ít, vẫn còn mang tính tự phát, song nó đã mở ra gợi ý để phát triển thay thế nhiều cây trồng kém giá trị kinh tế ở nhiều vùng quê trong tỉnh.


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

6 bình luận

 Hà Thanh Hợi - 11:01 07/01/20

 Trả lời

0972922539 mình có rau má tự nhiên số lượng nhiều

 nhàn - 09:45 07/01/20

 Trả lời

ai trồng nhau má sạch gọi cho mình nhé. 0966187299

 Tran Hong quan - 09:14 28/10/19

 Trả lời

bạn Hoài Phương cho mình xin số điện thoại để liên hệ

 nguyen hoài phương - 09:16 08/09/19

 Trả lời

Có ai muốn mua rau má k ạ nhà e có vườn ạ em ở Ba Vì ạ.

 Phạm thị thảo - 16:37 16/08/19

 Trả lời

Chúc gia đình bác ngày càng phát triển và vươn xa.

 Nguyễn đức việt - 20:50 02/06/19

 Trả lời

Bạn nào biết số điện thoại nhà vườn trồng rau má cho mình xin đc ko ah.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]