(Baothanhhoa.vn) - Kinh tế tập thể (KTTT), với nòng cốt là HTX, những năm qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là đầu mối để tổ chức sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn; đồng thời, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả từ công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT), với nòng cốt là HTX, những năm qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là đầu mối để tổ chức sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn; đồng thời, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế.

Xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp xã Phú Lộc (Hậu Lộc) thu hoạch khoai tây.

Để phát huy vai trò của KTTT trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngày 29-12-2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4752/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. Quyết định đã đề ra các giải pháp nhằm phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp và là nòng cốt để phát triển KTTT... Theo đó, các chính sách được triển khai thực hiện, gồm: Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; đất đai; tài chính, tín dụng; xúc tiến thương mại; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ chế biến sản phẩm. Cùng với việc thực hiện các chính sách đối với HTX nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh ta còn phân bổ, lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất.

Các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT được triển khai thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, với nguồn kinh phí được giao, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức được hàng trăm lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của các HTX. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức được 10 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 500 học viên là cán bộ các HTX, về quản trị, kỹ năng quản lý HTX. Bên cạnh đó, tổ chức các chuyến tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương cho học viên. Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn: Nhờ có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nên trình độ, nhận thức, năng lực quản lý cũng như chuyên môn của cán bộ HTX dần được nâng lên.

Đối với chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, từ nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và nguồn vốn lồng ghép của các chương trình khác, trong năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng 9 mô hình. Các mô hình chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơ giới hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp. Qua khảo sát thực tế một số mô hình, như: Mô hình thực hiện cơ giới hóa tại xã Đông Hoàng (Đông Sơn), Đồng Tiến (Triệu Sơn); mô hình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Phú Lộc (Hậu Lộc), Ngọc Phụng (Thường Xuân)... cho thấy, các mô hình đã gắn kết các khâu tổ chức sản xuất lại với nhau, như: Tích tụ đất đai xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, liên kết sản xuất; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người sản xuất và là cơ sở để nhân ra diện rộng, góp phần phát triển KTTT.

Để tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Trung ương và của tỉnh. Triển khai thực hiện tốt việc hỗ trợ HTX tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu và xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phương. Thực hiện chính sách hỗ trợ qua hình thức vay không lãi suất hoặc vay ân hạn để các HTX đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc, phương tiện, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh chủ chốt của HTX; trọng tâm là việc hỗ trợ tư vấn xây dựng, điều lệ, phương án kinh doanh; đồng thời, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục đăng ký, tổ chức lại hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]