(Baothanhhoa.vn) - Dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, dập tắt sau gần 2 tháng hoành hành tại 41 hộ của 6 phường, xã trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Từ ngày 16-7 đến nay, trên địa bàn thị xã không còn xuất hiện thêm lợn bị nhiễm dịch. Thị xã đã công bố hết dịch tả lợn tại các phường, xã bị nhiễm dịch theo quy định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông dân thị xã Bỉm Sơn cần cẩn trọng khi tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi

Nông dân thị xã Bỉm Sơn cần cẩn trọng khi tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi

Khu chuồng trại trống không của gia đình bà Trương Thị Thêm.

Dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, dập tắt sau gần 2 tháng hoành hành tại 41 hộ của 6 phường, xã trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Từ ngày 16-7 đến nay, trên địa bàn thị xã không còn xuất hiện thêm lợn bị nhiễm dịch. Thị xã đã công bố hết dịch tả lợn tại các phường, xã bị nhiễm dịch theo quy định.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến khá phức tạp, có huyện đã công bố hết dịch song lại bị tái dịch. Do đó, UBND thị xã khuyến cáo người chăn nuôi chưa vội nhập đàn, tái đàn lợn để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại.

So với các hộ chăn nuôi lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn thì hộ bà Trương Thị Thêm, ở khu phố 14, phường Ngọc Trạo là hộ bị thiệt hại nặng nề nhất. Trong đợt dịch vừa qua, gia đình bà bị thiệt hại 57 con lợn với trọng lượng gần 3.900 kg. Sau 3 tháng kể từ ngày phải tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch, đến nay chuồng trại của gia đình bà Thêm vẫn trống không. Bà chia sẻ: “Mặc dù thị xã đã công bố không còn dịch tả lợn trên địa bàn phường Ngọc Trạo và các phường, xã khác nhưng đến giờ tôi vẫn chưa dám tái đàn. Gia đình tôi đã bàn bạc chuyển hướng sang chăn nuôi con vật khác nhưng phải cải tạo lại chuồng trại, mà hiện nay gia đình gặp khó khăn về kinh phí vì tiền đã đầu tư cho đàn lợn trước rồi. Thu nhập của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi mà giờ để chuồng trống thì sốt ruột lắm”.

Khác với hộ bà Thêm, hộ ông Mai Văn Thưởng, thôn 1, xã Quang Trung (là hộ chăn nuôi lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn thị xã), qua theo dõi, nhận thấy sau gần 2 tháng trên địa bàn xã không xuất hiện thêm hộ nào có lợn mắc dịch thì gia đình ông Thưởng đã chủ động cải tạo, vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun tiêu độc, khử trùng và thực hiện tái đàn với tổng số trên 40 con lợn. Ông cho biết: Lợn giống được gia đình lựa chọn mua ở địa chỉ uy tín, tin cậy.

Trước những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh mang lại, mong muốn tái đàn là tâm lý chung của nhiều người chăn nuôi thời điểm này. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, trong bối cảnh dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp, mầm bệnh, nguồn virus vẫn còn lưu hành dẫn tới nguy cơ tái phát ổ dịch mới vẫn có thể xảy ra thì người chăn nuôi không nên vội tái đàn ở thời điểm này.

Ông Phạm Ngọc Thắng, Phó trưởng Phòng Kinh tế, UBND thị xã cho biết: “Ðối với việc khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh, khuyến cáo những hộ nào không có lợn mắc dịch tiếp tục duy trì sản xuất, thực hiện tốt việc phòng ngừa trên đàn vật nuôi, làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng; đối với những hộ trước đó có lợn bệnh, phải tiêu hủy thì chưa vội tái đàn và nên tạm thời chuyển sang nuôi loại vật khác như: Gà, vịt, bò...”.

Hiện nay, thị xã Bỉm Sơn vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác phòng chống dịch. Ðồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng như phòng kinh tế hạ tầng, trạm thú y tăng cường kiểm tra việc thực hiện phòng chống dịch tại các phường, xã; hướng dẫn hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi, tránh việc dịch bệnh bùng phát trở lại; khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP... Hơn nữa, thị xã cũng chưa khuyến khích việc tái đàn, tăng đàn lợn trở lại. Bởi lẽ, người dân tái đàn vào lúc này thì việc vận chuyển thực phẩm, thức ăn gia súc,... giữa các vùng với nhau rất dễ làm cho dịch bệnh lây lan trở lại. Người dân cần thận trọng theo dõi tình hình dịch bệnh, không nên nôn nóng khôi phục đàn lợn, có thể tạm thời chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm hoặc các loại gia súc khác để tránh thiệt hại về kinh tế.

Nguyễn Tới, (Đài TT-TH Bỉm Sơn)


Nguyễn Tới, (Đài TT-TH Bỉm Sơn)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]