(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản cho các hộ dân, nhất là các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo. Theo đó, nhiều hộ dân đã được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ, có điều kiện phát triển kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân rộng mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản

Nhân rộng mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản

Đàn dê sinh sản tại xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc).

Những năm qua, nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ nuôi dê sinh sản cho các hộ dân, nhất là các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo. Theo đó, nhiều hộ dân đã được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ, có điều kiện phát triển kinh tế.

Những năm trước, gia đình ông Lương Hồng Chinh luôn có tên trong danh sách hộ nghèo của xã Thanh Lâm (Như Xuân); năm 2015, gia đình ông được Chương trình 30a hỗ trợ 6 con dê cái sinh sản cùng với một khóa tập huấn miễn phí về hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh trên đàn dê. Chỉ hơn 1 năm sau đó, nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật từ 6 con dê sinh sản được hỗ trợ đã sinh sản ra 11 con dê con. Ông Chinh bán 5 con, chỉ giữ lại 6 con cái tiếp tục nuôi để phối giống. Với cách làm như trên được thực hiện trong nhiều năm, đến nay, số lượng đàn dê của gia đình ông đã lên tới gần 60 con, với tổng giá trị khoảng 150 triệu đồng. Việc được hỗ trợ và phát triển đàn dê sinh sản không những giúp gia đình ông thoát nghèo mà còn từng bước vươn lên làm giàu.

Với gia đình ông Hà Văn Viên, tại làng Xam, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc), cơ hội phát triển kinh tế của gia đình chỉ được mở ra vào đầu năm 2018, khi gia đình được nhận hỗ trợ 5 con dê sinh sản từ việc tham gia dự án Tạo nguồn thu nhập mới góp phần giảm nghèo dựa trên mô hình nuôi dê sinh sản do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi được nhận hỗ trợ dê sinh sản, ông Viên đã tập trung chăm sóc và thực hiện nhân giống để tăng đàn. Nhờ đó, từ 5 con dê sinh sản ban đầu, sau gần 2 năm, ông Viên đã phát triển được đàn dê gần 20 con. Không những thế, ông còn chuyển giao dê giống để tạo sinh kế cho 2 hộ nghèo khác trong thôn phát triển sản xuất.

Qua theo dõi, khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhận thấy mô hình hỗ trợ dê sinh sản phát huy hiệu quả thiết thực. Vì vậy, từ năm 2015, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã triển khai, nhân rộng mô hình hỗ trợ dê sinh sản cho các hộ nghèo tại nhiều địa phương, nhất là địa phương thuộc khu vực miền núi. Ngoài ra, hội còn hỗ trợ các hộ dân thành lập các tổ nhóm nông dân liên kết chăn nuôi dê sinh sản. Đến nay, hội đã hỗ trợ thành lập được hơn 30 tổ nhóm nông dân chăn nuôi dê sinh sản tại các huyện: Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc.

Không chỉ Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ dê giống sinh sản cho các hội viên, phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số. Đơn cử như, đầu năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã hỗ trợ thành lập mô hình tổ hợp tác nuôi dê sinh sản tại bản Nà Ón, xã Trung Lý (Mường Lát), với 39 con dê sinh sản phân bổ cho 15 gia đình hội viên là người dân tộc Mông. Tháng 6-2019, hội đã tiếp tục thực hiện hỗ trợ dê sinh sản cho 15 gia đình của xã Thanh Quân (Như Xuân), với tổng 37 con dê được trao. Hiện hầu hết số dê sinh sản trao cho các hộ dân đều khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều con đang mang thai và một số đã sinh con, giúp các hộ dân tăng số lượng đàn.

Theo đánh giá, phân tích của Hội Nông dân tỉnh, sở dĩ mô hình hỗ trợ dê sinh sản cho các địa phương đều phát huy hiệu quả là do dê vốn là động vật dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại lá, rễ cây dễ tìm, nên phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hơn nữa, thịt dê có thị trường tiêu thụ rộng, nên chăn nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao, ổn định. Tuy nhiên, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cũng khuyến cáo, để dê sinh sản sinh trưởng, phát triển tốt, dê con sinh ra khỏe mạnh người dân cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng, thức ăn thô, xanh, tinh bột và chất khoáng. Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]