(Baothanhhoa.vn) - Trong chăn nuôi, giống vật nuôi là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, công tác quản lý, kiểm soát giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn. Con giống không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vẫn trôi nổi trên thị trường... đang là thách thức đối với cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát dịch bệnh...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong kiểm soát chất lượng giống vật nuôi

Trong chăn nuôi, giống vật nuôi là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, công tác quản lý, kiểm soát giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn. Con giống không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vẫn trôi nổi trên thị trường... đang là thách thức đối với cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát dịch bệnh...

Khó khăn trong kiểm soát chất lượng giống vật nuôi

Mô hình chăn nuôi gà của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Tân (Triệu Sơn).

Hiện nay, toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, 950 trang trại và 578.241 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với tổng đàn trâu 198.000 con, đàn bò 257.000 con, gần 1 triệu con lợn và 23 triệu con gia cầm. Để duy trì, phát triển tổng đàn vật nuôi, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh cần khoảng 7,2 triệu con giống gia cầm, gần 300.000 con giống lợn từ các cơ sở sản xuất giống để đưa vào nuôi gối đàn. Tuy nhiên, bên cạnh 8 cơ sở nuôi giữ đàn gia cầm giống gốc, nguồn giống tự sản xuất ở các trang trại thì hiện nay phần lớn giống lợn và gia cầm phải nhập từ các tỉnh ngoài về và đây đang được xem là một trong những nguyên nhân gây nên dịch bệnh.

Tận dụng diện tích vườn đồi, gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Tân (Triệu Sơn) nuôi hơn 1.200 con gà. Khi bắt đầu nuôi, do chưa có kinh nghiệm, chị nhập giống tại cơ sở trôi nổi được quảng cáo trên mạng xã hội với giá thấp hơn so với các cơ sở giống được kiểm nghiệm chất lượng ở địa phương. Lứa gà đầu tiên, tỷ lệ sống chỉ đạt dưới 70%. Rút kinh nghiệm từ thực tế, những lứa nuôi tiếp theo, chị Vân đã nghiên cứu, tìm hiểu và mua con giống của các cơ sở có giấy chứng nhận kiểm dịch nên hiệu quả cao hơn hẳn. Với các hộ chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại, về cơ bản đã chủ động được đàn lợn giống, nhưng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì việc tìm được nguồn giống bảo đảm chất lượng cũng không dễ dàng.

Có thể nói, giống vật nuôi là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người chăn nuôi; đồng thời, công tác quản lý giống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Do vậy, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất giống vật nuôi cho người dân. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải làm các thủ tục để được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển con giống ra vào địa bàn tỉnh; yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không vận chuyển con giống mắc bệnh, từ vùng có dịch bệnh, không rõ nguồn gốc về địa phương; xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển con giống không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch... Về phía chính quyền các địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo và hướng dẫn người dân lựa chọn các loại giống vật nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không mua các loại giống vật nuôi trôi nổi trên thị trường; đồng thời, cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi đủ điều kiện, có chất lượng để người dân lựa chọn.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]