(Baothanhhoa.vn) - Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ cuối năm 2013, với mục tiêu khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được với hình thức bảo lãnh này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ngân hàng

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ cuối năm 2013, với mục tiêu khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được với hình thức bảo lãnh này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Sản xuất đá xuất khẩu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại đá ốp lát Đức Hải, phường Quảng Thắng (TP Thanh Hóa).

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện bảo lãnh cho hơn 70 lượt doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng. Hiện nay có 17 doanh nghiệp đang được quỹ bảo lãnh với các ngân hàng để vay vốn, với dư nợ đạt gần 66 tỷ đồng. Thông qua việc bảo lãnh của quỹ đã giúp các doanh nghiệp kịp thời bổ sung nguồn vốn cần thiết để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trước năm 2013, Công ty TNHH Tân Nam Phong ở Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng do năng lực tài chính chưa cao, tài sản thế chấp không bảo đảm. Thậm chí có thời điểm doanh nghiệp phải thế chấp toàn bộ nguồn nguyên liệu sản xuất để vay vốn. Năm 2014, thông qua bảo lãnh, tín chấp của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đã được Ngân hàng TMCP Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa cho vay 5 tỷ đồng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Có nguồn vốn vay, doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng, xây dựng thêm dây chuyền sản xuất mới công nghệ hiện đại. Đến nay, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đạt hơn 70 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 50 lao động với mức thu nhập hơn 6 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được với hình thức bảo lãnh này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn. Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó bảo lãnh, trong đó, quan trọng nhất là không có hoặc không còn tài sản bảo đảm. Bởi theo quy định, một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp được bảo lãnh là phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng tối thiểu là 15% giá trị khoản vay và có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất.

Không những thế, thủ tục bảo lãnh cũng phức tạp hơn, bởi doanh nghiệp phải chịu 2 lần thẩm định, một là của quỹ bảo lãnh, một là của tổ chức tín dụng. Còn về phía quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng thì quỹ phải có trách nhiệm đứng ra trả thay, vì thế có thể nói mọi rủi ro đều thuộc về quỹ (trong khi số tiền 0,8%/năm/số tiền được bảo lãnh mà doanh nghiệp trả phí cho quỹ thì có tới 0,75% được trích dự phòng rủi ro/số dư bảo lãnh. Vì thế, việc thẩm định bảo lãnh của quỹ đối với doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo đúng các quy định của Chính phủ.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa, đến ngày 10-5-2018, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đạt gần 13.000 tỷ đồng, chiếm 17,32% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn thấp hơn nhiều so với tổng dư nợ, cho thấy số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện, năng lực tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn hạn chế. Do đó về lâu dài, cần có những cơ chế cần thiết nhằm “cởi trói” những khó khăn để Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy tốt vai trò bà đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với quỹ bão lãnh tín dụng, cần tăng cường hơn nữa việc gặp gỡ trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời lắng nghe, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]