(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Đến nay, tỷ lệ đường GTNT trên địa bàn đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt gần 60%, từ đó tạo sức bật quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Đến nay, tỷ lệ đường GTNT trên địa bàn đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt gần 60%, từ đó tạo sức bật quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Huyện Thường Xuân đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

Làm đường giao thông nông thôn ở xã Xuân Dương.

Từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng. Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tranh thủ tối đa vốn đầu tư của tỉnh, lồng ghép các chương trình dự án, huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, cũng như sửa chữa thường xuyên các tuyến đường GTNT và giao thông nội đồng trên địa bàn. Nhiều xã đã có cách làm năng động, sáng tạo, như kêu gọi con em đang sinh sống, làm việc trong cả nước đóng góp tiền, vật tư để xây dựng đường GTNT. Cùng với việc kêu gọi, nhiều thôn, bản đã huy động nhân dân đóng góp ngày công để trực tiếp xây dựng đường GTNT và giám sát chất lượng trong quá trình thi công. Thực hiện đầu tư xây dựng đường GTNT theo phương châm: Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tổng vốn huy động đầu tư xây dựng đường GTNT trên địa bàn huyện từ năm 2015 đến nay đạt khoảng 650 tỷ đồng. Với nguồn vốn huy động, trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình GTNT, như: tuyến đường Chiềng đi Đục, Vịn, xã Bát Mọt; đường an toàn khu 229; đường từ Quốc lộ 47 giao với đường Xuân Dương - Thọ Thanh - Xuân Cao; đường từ Thành Hạ đi Thành Lợi; đường Xuân Lộc - Xuân Chinh... Đến nay, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn huyện đã đạt gần 60%. Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện hiện được phân bố tương đối hợp lý, từ hệ thống đường tỉnh lộ, đường huyện đến đường GTNT... tạo được sự liên kết; đồng thời kết nối với mạng lưới giao thông các huyện và các tỉnh lân cận.

Thực tế cho thấy, huyện Thường Xuân đã huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, hệ thống đường GTNT nói riêng. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của các ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền tới nhân dân về sự cần thiết đầu tư xây dựng đường GTNT trên địa bàn. Phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở; vai trò tham gia của nhân dân, như: Hiến đất, đóng góp tiền, ngày công, vật tư xây dựng đường GTNT. Hạ tầng giao thông trên địa bàn phát triển, huyện có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện từ 10 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 đến nay đã đạt 28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 41,42% xuống còn 7%...

Thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng đường GTNT trên địa bàn. Trong đó, chú trọng lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và huy động đóng góp của nhân dân... Sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, áp dụng công nghệ mới để xây dựng đường GTNT; tăng cường công tác bảo trì đường GTNT. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát cộng đồng tại khu dân cư; khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp phát triển GTNT.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài Và Ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]