(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, huyện Như Xuân luôn chú trọng triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, huyện Như Xuân luôn chú trọng triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Huyện Như Xuân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Mô hình trồng cây ăn quả tại xã Xuân Hòa.

Được sự khuyến khích và hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Như Xuân, thời gian gần đây anh Nguyễn Văn Trương, xã Cát Tân (Như Xuân) đã bắt đầu ứng dụng KHKT vào trồng cây ăn quả. Trên diện tích gần 20 ha, anh trồng các loại cây: Bưởi da xanh, cam đường,... Bên cạnh sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng cao, anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt. Anh Trương chia sẻ: Trước đây, tôi mất khá nhiều chi phí thuê nhân công để tưới cây, tuy nhiên đến mùa hè vẫn rơi vào tình trạng cây bị thiếu nước. Với chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt từ 50 đến 60 triệu đồng/ha, không chỉ đáp ứng được nguồn nước tưới cho cây, ngăn chặn được tình trạng cây chết héo mà còn tiết kiệm được khoảng 60% nước so với cách tưới thủ công. Bên cạnh đó, còn giảm chi phí thuê nhân công và năng suất cây trồng cũng cao hơn. Sau 3 năm, diện tích trồng cam đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 50 đến 70 kg/cây, tổng doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/ha/năm. Vụ vừa qua, sản lượng cam đạt hơn 350 tấn, doanh thu khoảng 9 tỷ đồng.

Với vai trò của KHKT với phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Như Xuân đã triển khai xây dựng, khuyến khích 63 mô hình trồng trọt, chăn nuôi áp dụng ứng dụng KHKT. Đối với giống lúa, huyện sản xuất rộng rãi các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, như: TBR279, Bắc Thịnh, TBR225, TBR45, Nhị Ưu 986, GS9, GS55,... Qua khảo nghiệm cho thấy loại giống lúa lai này có những ưu điểm vượt trội như: Chiều cao cây 105cm - 110cm, có khả năng chống đổ ngã khá tốt, khả năng chịu rét tốt, bông lúa dài, tỷ lệ hạt lép thấp,... Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng xây dựng các mô hình, như: Cấy lúa lai, bón phân viên nén dúi sâu và được triển khai ở thị trấn Yên Cát, các xã Tân Bình, Hóa Quỳ, Xuân Bình, Cát Tân, Thanh Phong,... Đây là mô hình nén các loại phân bón hỗn hợp gồm có đạm urê, kali và một số chất phụ gia và ưu điểm vượt trội là chỉ bón một lần duy nhất cho cả vụ, cây lúa được cung cấp chất dinh dưỡng một cách từ từ, đầy đủ và cân đối trong suốt quá trình sinh trưởng. Việc nhân rộng các mô hình thâm canh lúa lai chất lượng cao đã góp phần bảo đảm sản lượng lương thực của huyện hàng năm đạt từ 25 - 26 nghìn tấn/năm trở lên.

Thời gian qua, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Như Xuân đã khuyến khích người dân chuyển đổi các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, như: Cam Xã Đoài, cam Đường Canh, cam V2, bưởi Diễn, bưởi da xanh,... Áp dụng công nghệ “Tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân qua nước theo công nghệ NETTAFIM, cải tạo vườn vải, nhãn kém hiệu quả bằng phương pháp cắt ghép... đã góp phần quan trọng cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng cây ăn quả chất lượng cao của huyện, bước đầu đã được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Không chỉ dừng lại việc đưa tiến bộ KHKT vào trồng trọt nhằm tăng năng suất, huyện Như Xuân cũng đã chỉ đạo áp dụng KHKT vào chăn nuôi. Theo đó, huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, như: Cải tạo đàn bò bằng công tác thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực giống Zebu, thụ tinh nhân tạo với bò cái vàng địa phương, đưa giống mới thuần ngoại Landrace,... Bên cạnh đó, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ sinh học, như: Làm hầm biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm balasa,... Đồng thời, đã chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao, như: Gà Lương Phượng, gà lai chọi, gà mía, gà Lạc Thủy, khôi phục vịt bầu Thanh Quân, vịt Cổ Lũng... Các mô hình này góp phần thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhất là, chủ động được nguồn giống có chất lượng cho các hộ trong và ngoài huyện.

Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Như Xuân, cho biết: Với kết quả đạt được từ những mô hình áp dụng các tiến bộ KHKT đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích; làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Thời gian tới, huyện tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ áp dụng KHKT để phát triển sản xuất, như: Cải tạo tầm vóc đàn trâu, bò, xây dựng hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh tăng cường hoạt động tập huấn, tổ chức hội nghị đầu bờ đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới... giúp nông dân ứng dụng hiệu quả KHKT, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]