(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả tại xã Cẩm Tâm.

Những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về địa hình đất đai, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, năm 2018, anh Trương Văn Thể, ở thôn Quý Tiến, xã Cẩm Quý đã đầu tư trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết với Công ty Happy farm, quy mô 8.000 con/lứa. Đến nay, nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi khoa học, kiểm soát được dịch bệnh, các lứa gà xuất chuồng đều có đầu ra ổn định, mang lại thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Được biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Cẩm Thủy đã khuyến khích Nhân dân tích tụ ruộng đất, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới đồng bộ; có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Theo đó, đến nay huyện đã chuyển đổi linh hoạt gần 1.300 ha đất lúa kém năng suất, không chủ động được nước tưới, đất đồi hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía và chuyển đổi 1.500 ha đất bãi ven sông, đất bãi màu sang trồng ngô và một số cây trồng khác. Các vùng chuyển đổi cây trồng bước đầu hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Vùng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu ở các xã Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Phong, Cẩm Phú, với một số sản phẩm, như bí xanh, bí đỏ, ớt...; trồng lúa kết hợp nuôi cá ở xã Cẩm Vân. Nhiều mô hình liên kết sản xuất với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị cũng được triển khai, nhân rộng trên địa bàn huyện, như: Mô hình liên kết sản xuất mía và bao tiêu sản phẩm với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Đường mía Việt – Đài; mô hình rau an toàn tập trung tại thị trấn Cẩm Thủy, xã Cẩm Quý; mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ngô ngọt, ớt xuất khẩu; mô hình liên kết trồng ngô làm thức ăn chăn nuôi với Công ty TNHH MTV bò sữa Thống Nhất, Công ty TNHH TH True milk...

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Thời gian tới, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Khuyến khích người dân mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, sử dụng giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xu hướng của thị trường. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu; đồng thời, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số sản phẩm lợi thế của địa phương, tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng. Từ đó, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Lương Khánh


Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]