(Baothanhhoa.vn) - Xác định khoa học - kỹ thuật (KHKT) là chìa khóa để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) Thanh Hóa đã tích cực chuyển giao, hướng dẫn hội viên, ứng dụng KHKT vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của hội viên, các mô hình sản xuất nông nghiệp được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hỗ trợ hội viên ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất

Xác định khoa học - kỹ thuật (KHKT) là chìa khóa để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) Thanh Hóa đã tích cực chuyển giao, hướng dẫn hội viên, ứng dụng KHKT vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của hội viên, các mô hình sản xuất nông nghiệp được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hỗ trợ hội viên ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuấtPhòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian qua hội đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Từ đó, các giống cây, con có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao và đang được sử dụng rộng rãi, như cây thanh long ruột đỏ LD1 đã được nhân rộng với diện tích 346 ha, bưởi Diễn 1.331 ha, bưởi da xanh 730 ha, nhãn lồng Hưng Yên 626 ha, cây ổi 1.070, cây dược liệu 519 ha... Bên cạnh đó, các giống cây trồng mới như mắc ca, na Thái, na Đài Loan, nho, bơ, chanh leo, xoài keo... đang được trồng thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Đồng thời, chuyển giao một số kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, như: Ghép lai tạo, cưa đốn làm trẻ hóa gốc ghép, kỹ thuật đốn tỉa tạo hình, tạo tán cho cây thoáng, tận dụng ánh sáng, kỹ thuật kích thích ra hoa đúng vụ và trái vụ... Nhiều hộ hội viên đã tích cực đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt; sản xuất theo quy trình VietGAP. Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất mới như trồng nho sữa, trồng bưởi hoàng, trồng hoa mẫu đơn, ghép đào gốc và đào lâu năm...

Để hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, hội đã phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguồn chế phẩm sinh học hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, không chất thải ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó các phế phẩm, phụ phẩm của quá trình sản xuất làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Ứng dụng chế phẩm sinh học EM, biovac... trong xử lý chất thải, nuôi trồng thủy sản, làm phân bón cho cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Hội cũng hướng dẫn hội viên nuôi ruồi lính đen, giun quế bằng phân gia súc, gia cầm, rác thải hữu cơ.

Từ các ứng dụng KHKT mới, hội viên tại các địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình sản xuất, theo hướng công nghệ cao, như: mô hình nuôi chim bồ câu Pháp trên nền đệm lót sinh học, mô hình sản xuất ngô ngọt giống Hibrix 53, mô hình cải tạo tầm vóc đàn dê địa phương bằng dê đực giống Boer, mô hình trồng thanh long ruột đỏ tưới nước tiết kiệm có giàn che, mô hình trồng sạ đen... Hội còn hỗ trợ các Huyện hội Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương... xây dựng một số mô hình nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi ốc nhồi, chăn nuôi gia cầm tập trung, nuôi cá lóc, nuôi ong mật...

Không chỉ tích cực chuyển giao, hướng dẫn KHKT cho hội viên, người dân, Hội LV&TT tỉnh còn chủ động thực hiện, xây dựng mô hình gieo cấy lúa thảo dược, nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo...

Để hội viên có thêm kinh nghiệm trong việc áp dụng KHKT vào sản xuất, hội đã tổ chức các buổi tham quan chia sẻ, học tập kinh nghiệm tại các trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, như Khu Công nghệ cao - Queen Farm (Quảng Xương), mô hình nuôi bò 3b (Đông Sơn), các trang trại tổng hợp quy mô lớn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Từ hiệu quả của việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, thời gian tới Hội LV&TT tỉnh sẽ tiếp tục chuyển giao KHKT cho hội viên để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra những sản phẩm an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, thuận thiên, công nghệ cao, công nghệ sinh học, tưới nước tiết kiệm, sản xuất trong nhà màng, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, hầm biogas...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]