(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Thọ Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần nâng cao vai trò vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, khởi nghiệp

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, khởi nghiệp

Mô hình trồng rau trong nhà lưới của tổ hợp tác sản xuất rau sạch do phụ nữ làm chủ xã Xuân Giang (Thọ Xuân) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, Hội LHPN huyện Thọ Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần nâng cao vai trò vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Mô hình “Tổ hợp tác trồng rau sạch do phụ nữ làm chủ” thôn 3, xã Xuân Giang được biết đến là mô hình kinh tế hiệu quả bền vững. Thành lập năm 2017 với 2.000 m2 rau sản xuất trong nhà lưới, 24 thành viên là hội viên, phụ nữ gặp nhiều khó khăn thiếu vốn và kinh nghiệm và đang quen với trồng cây lúa. Được huyện, xã đầu tư nhà lưới, Hội LHPN cấp trên hỗ trợ giống, vật tư, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, các thành viên quen dần với cây rau màu và đề nghị xã cho mở rộng diện tích thêm 8.000 m2. Tuy chưa có điều kiện làm nhà lưới phần mở rộng diện tích nhưng các thành viên luôn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc để đạt giá trị thu nhập cao nhất. Đầu ra, tổ hợp tác ký bao tiêu với trường mầm non, nhà hàng nên khá ổn định. Chị Nguyễn Thị Thoa, chủ nhiệm tổ hợp tác sản xuất rau sạch do phụ nữ làm chủ xã Xuân Giang cho biết: Trồng rau trong nhà lưới có sản lượng tăng từ 3% đến 5%, số vòng quay thời vụ rau màu từ 5 vụ/đến 10 vụ/năm, có thể trồng quanh năm ngay cả vào mùa mưa, do đó hiệu quả cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác. Nhiều hộ có thu nhập cao, như: Chị Lê Thị Liên, 1 sào bí đạt 40 triệu đồng/vụ/năm; Lê Thị Lẽ, 2 sào rau màu các loại đạt thu nhập 20 triệu đồng/sào/vụ (năm 2 đến 3 vụ)...

Cùng với việc quan tâm động viên, khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế tập thể, hội LHPN huyện còn quan tâm hỗ trợ hộ gia đình hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn để các hộ có thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo. Do vậy, năm 2018, toàn huyện đã trao hỗ trợ 105 con bê giống (trị giá hơn 800 triệu đồng) cho 105 hội viên đặc biệt khó khăn của các xã Xuân Lai, Xuân Minh, Quảng Phú..., nhiều hộ được trao con giống đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Xác định việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững có ý nghĩa và vai trò quan trọng, giúp hội viên, phụ nữ thấy được ý nghĩa thiết thực khi tham gia tổ chức hội và gắn bó hơn với tổ chức hội. Để làm được điều đó, các cấp hội phụ nữ trong huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thay đổi tư duy, phát huy nội lực, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, như: Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất chăn nuôi, trồng trọt; vận động hội viên phụ nữ tích tụ ruộng đất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên. Hiện toàn huyện có 6 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ ở các xã Xuân Minh, Xuân Lai, Xuân Quang, Bắc Lương và Thọ Minh. Cùng với đó, hội LHPN huyện tạo điều kiện giúp đỡ về nguồn vốn vay; phối hợp mở các lớp dạy nghề, hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Hội LHPN cơ sở phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng, trạm khuyến nông, các công ty phân bón... chuyển giao khoa học – kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi... cho gần 9.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ. Việc làm trên đã kích cầu, khuyến khích hội viên có thêm động lực, mạnh dạn phát triển sản xuất, xóa bỏ tự ti vươn lên làm giàu và tự trang bị kiến thức, kỹ năng làm kinh tế.

Năm 2018, hội LHPN huyện đang quản lý 163,922 tỷ đồng vốn ngân hàng chính sách xã hội; 34 tỷ đồng vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hàng ngàn lượt hội viên vay, đồng thời, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tiết kiệm theo gương Bác đạt 516 triệu đồng, nâng tổng quỹ tiết kiệm toàn huyện lên 4,8 tỷ đồng, giúp 1.500 hộ vay vốn phát triển kinh tế. Cùng với đó, hội LHPN huyện đã ra mắt cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, năm 2018, Hội LHPN huyện Thọ Xuân đã động viên, khuyến khích và giúp cho nhiều hội viên phụ nữ trong huyện, đặc biệt là phụ nữ nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất, có việc làm, từng bước nâng cao đời sống. Đồng thời tuyên truyền, vận động và phối hợp thành lập được 25 doanh nghiệp, vượt chỉ tiêu 10 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Minh Trang


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]