(Baothanhhoa.vn) - Tính từ năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Trung ương phân bổ, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và huy động từ cộng đồng, tỉnh ta đã xây dựng và thực hiện được 339 dự án phát triển sản xuất. Riêng giai đoạn 2011 - 2015 có 213 dự án, mô hình được thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Tính từ năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Trung ương phân bổ, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và huy động từ cộng đồng, tỉnh ta đã xây dựng và thực hiện được 339 dự án phát triển sản xuất. Riêng giai đoạn 2011 - 2015 có 213 dự án, mô hình được thực hiện.

Mô hình chăn nuôi đại gia súc - hướng phát triển kinh tế bền vững của người dân xã Cát Vân (Như Xuân). Mai Phương

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 102 xã/7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, 33 xã bãi ngang ven biển và xã đảo, 198 thôn/bản đặc biệt khó khăn và 115 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 được thụ hưởng các chính sách phát triển sản xuất từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 4-11-2013 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020. UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện. Cấp ủy, chính quyền các huyện, xã kịp thời cập nhật, kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo, phân công các thành viên phụ trách, theo dõi, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo tại các địa phương. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nắm được chủ trương, chính sách giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên của các hộ nghèo từ đó tự giác thực hiện. Bên cạnh đó, ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể cũng thực hiện có hiệu quả một số mô hình giúp đoàn viên, hội viên thoát nghèo.

Tính từ năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Trung ương phân bổ, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và huy động từ cộng đồng, tỉnh ta đã xây dựng và thực hiện được 339 dự án phát triển sản xuất. Riêng giai đoạn 2011 – 2015 có 213 dự án, mô hình được thực hiện, trong đó có 93 mô hình trồng trọt, 119 mô hình chăn nuôi, 1 mô hình nuôi trồng thủy sản. Xác định muốn giảm nghèo bền vững phải cho người dân cần câu chứ không cho con cá, năm 2016-2017 thay vì hỗ trợ trực tiếp giống, phân bón cho các hộ, các chủ đầu tư đã chuyển sang hình thức hỗ trợ thông qua dự án, mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và những mô hình sản xuất phù hợp với đồng đất miền núi như trồng gấc, nghệ vàng ở huyện Cẩm Thủy; chuối tiêu hồng, nuôi lợn cỏ ở huyện Như Xuân; khoai mán ở huyện Quan Hóa. Các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh như mía, sắn, cao su, luồng, keo với sản lượng hàng hóa lớn, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Thông qua thực hiện các dự án, mô hình, đã có hơn 9.000 người nghèo, hộ nghèo được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức, khoa học – kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị cao hơn thay thế cho các giống cũ, năng suất thấp. Ví như dự án hỗ trợ chăn nuôi bò cái sinh sản, với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/con đã giúp nhiều bà con ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn có điều kiện nhân đàn, phát triển chăn nuôi, từ đó cải thiện nguồn thu, có cuộc sống ổn định hơn. Tại một số địa phương như xã Xuân Thái và Cán Khê (Như Thanh); Xuân Cao (Thường Xuân); Phú Nghiêm (Quan Hóa), hầu hết các hộ tham gia dự án chăn nuôi bò sinh sản cho thu nhập trên 8 triệu đồng/hộ/năm. Các dự án, mô hình thực hiện có hiệu quả đã góp phần tăng thu nhập bình quân ở huyện nghèo 30a từ 8 triệu đồng/người năm 2011 lên 16 triệu đồng/người năm 2016.

Ông Lê Minh Hành, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết: Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; từng bước khắc phục được tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã đến được với người nghèo, đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức về phát triển sản xuất, đặc biệt là thay đổi tư duy từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất gắn với thị trường, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nhận thức, thu nhập, mức sống giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư.

Tiếp tục xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giai 2018-2020, Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của 11 huyện miền núi giảm từ 4,6% năm trở lên, trong đó 4 huyện miền núi thấp giảm từ 3,6% trở lên, 7 huyện 30a giảm từ 5,8% trở lên... Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo gấp 3,5 lần so với năm 2012, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân các huyện nghèo và hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]