(Baothanhhoa.vn) - Hội phụ nữ (HPN) xã Bắc Lương (Thọ Xuân) có 1.000 hội viên đã xây dựng hơn 20 tổ tiết kiệm. Mỗi hội viên hàng tháng tiết kiệm từ 200 đến 500 nghìn đồng để đến cuối tháng hội viên nào có nhu cầu cần tiền thì vay từ tổ tiết kiệm này. Dù số tiền vay không được nhiều, chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng nhưng với số tiền này đã góp phần giúp các chị em buôn bán, trồng cây, chăn nuôi... Chính vì vậy mà những năm qua HPN xã đã cho ra đời nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Hội phụ nữ (HPN) xã Bắc Lương (Thọ Xuân) có 1.000 hội viên đã xây dựng hơn 20 tổ tiết kiệm. Mỗi hội viên hàng tháng tiết kiệm từ 200 đến 500 nghìn đồng để đến cuối tháng hội viên nào có nhu cầu cần tiền thì vay từ tổ tiết kiệm này. Dù số tiền vay không được nhiều, chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng nhưng với số tiền này đã góp phần giúp các chị em buôn bán, trồng cây, chăn nuôi... Chính vì vậy mà những năm qua HPN xã đã cho ra đời nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Hiệu quả từ phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Quỹ phụ nữ góp phần cho ra đời mô hình kinh doanh ngao hiệu quả ở xã Hải Lộc (Hậu Lộc).

Năm 2017, chị Trịnh Thị Hòe ở thôn Mỹ Thượng 3, xã Bắc Lương đã mở trang trại trồng cây ăn quả và nuôi lợn, bò. Cùng với nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, chị Hòe vay thêm 10 triệu đồng từ quỹ tiết kiệm của chi hội phụ nữ thôn. Đến nay, trang trại của chị đã có 500 gốc bưởi Diễn, 200 gốc cam, 30 con lợn nái và 10 con bò sinh sản. Doanh thu từ 500 đến 600 triệu đồng/năm. Chị Hòe cho biết: Dù số tiền vay từ tổ tiết kiệm không lớn nhưng lại được vay lâu năm, lãi thấp. Với chúng tôi, vay được bao nhiêu là quý bấy nhiêu...

Ở HPN xã Hải Lộc (Hậu Lộc) có 1.559 hội viên. Tại đây, HPN đã thành lập được quỹ phụ nữ. Hiện quỹ của hội có 768 triệu đồng và đang có 161 hội viên vay. Chia sẻ của chị Lê Thị Đào, chủ tịch HPN xã Hải Lộc: Ngoài quỹ phụ nữ thì Hải Lộc còn có các câu lạc bộ (CLB) phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, CLB phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế... Hình thức của các CLB này là góp tiền từ nhiều người để cho 1 người sử dụng và cứ lần lượt các hội viên thay nhau để tháng trước người này lấy, tháng sau đến lượt người khác... Nhiều hội viên đã dùng số tiền được vay từ quỹ phụ nữ, từ các CLB để nuôi trồng hải sản, chăn nuôi...

Tháng 2-2018, chị Bùi Thị Lương ở thôn Y Bích, xã Hải Lộc được vay 10 triệu đồng từ quỹ phụ nữ xã Hải Lộc, chị vay thêm 60 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để mở cửa hàng tạp hóa và hiệu kinh doanh thuốc tây. Mỗi tháng, 2 cửa hàng này cho doanh thu hàng chục triệu đồng. Chị Lương cho biết: Quỹ phụ nữ đã góp phần tăng năng lực tài chính giúp các chị em sử dụng đúng mục đích, đặc biệt trong phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều mô hình phát triển kinh tế của các hội viên phụ nữ đã ra đời, cho thu nhập cao. Nhiều hoàn cảnh khó khăn cũng đã được giúp đỡ từ các quỹ phụ nữ, tổ tiết kiệm, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều địa phương. Đây là một trong những cách làm hay để các hội viên phụ nữ có điều kiện để thực hiện các kế hoạch, dự định trong làm kinh tế và nhiều công việc khác... Hơn nữa, từ các quỹ này sẽ tạo động lực, niềm tin, xây dựng ý thức tiết kiệm và gắn chặt thêm tình đoàn kết giữa các hội viên...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]