(Baothanhhoa.vn) - Mô hình trồng rừng gỗ lớn đã, đang không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc trong tỉnh, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa phát triển rộng rãi tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh

Mô hình trồng rừng gỗ lớn đã, đang không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc trong tỉnh, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa phát triển rộng rãi tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

Đối với mô hình trồng rừng gỗ lớn (chu kỳ kinh doanh từ 10 - 12 năm) tại xã Thành Mỹ (Thạch Thành), với diện tích 4,5 ha trồng keo tai tượng, mật độ trồng 1.100 cây (trồng năm 2015). Sau 3 năm trồng, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn so với trồng rừng gỗ nhỏ, đường kính bình quân của cây đã đạt 15 cm, chiều cao bình quân 8,5 m..

Từ kết quả trên cho thấy phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình có diện tích rừng trồng tại các huyện miền núi, mà còn giúp giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng; do đó, giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, tăng khả năng hấp thụ các-bon, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường qua việc trồng rừng gỗ lớn đã thấy rõ. Tuy nhiên để phát triển quy mô lớn cũng gặp không ít khó khăn, như: Chu kỳ kinh doanh rừng dài, vốn đầu tư lớn, nên chỉ những hộ đủ vốn và có diện tích lớn mới có điều kiện trồng rừng gỗ lớn. Những hộ nghèo, có ít đất khó có thể đáp ứng. Không những thế, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gỗ lớn của nhiều hộ dân còn hạn chế; chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, do đó chưa thu hút được nhiều hộ trồng rừng tham gia.

Sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay. Để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế lâm nghiệp lâu dài, tỉnh ta đã thiết lập vùng kinh doanh gỗ lớn tập trung đến năm 2020 với quy mô 55.932 ha, gắn với các nhà máy chế biến lâm sản nhằm nâng cao sản lượng và giá trị rừng trên một đơn vị diện tích; tạo đột phá trong phát triển lâm nghiệp cả về năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng tái cơ cấu đầu tư ngành lâm nghiệp; giải quyết việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và lâm nghiệp nói riêng. Qua đó có thể giải bài toán hiệu quả kinh tế lâu dài của người làm nghề rừng, tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.


Bài và ảnh: Minh Đạo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]