(Baothanhhoa.vn) - Cách xa hàng cây số khi đi trên bờ đê sông Chu, chúng tôi đã nhận ra hệ thống nhà lưới san sát, trải rộng trên cánh đồng thôn 6, xã Xuân Khánh (Thọ Xuân). Đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành công nhất tại huyện Thọ Xuân tính đến thời điểm hiện tại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Xuân Khánh

Cách xa hàng cây số khi đi trên bờ đê sông Chu, chúng tôi đã nhận ra hệ thống nhà lưới san sát, trải rộng trên cánh đồng thôn 6, xã Xuân Khánh (Thọ Xuân). Đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành công nhất tại huyện Thọ Xuân tính đến thời điểm hiện tại.

Hiệu quả mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Xuân Khánh

Một góc khu nhà lưới sản xuất tại xã Xuân Khánh (Thọ Xuân).

Dẫn chúng tôi đi thăm các nhà lưới, chị Lê Thị Lịch – chủ đầu tư mô hình này đã nhiệt tình kể về quá trình đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất. Trước năm 2015, khi còn thuê đất sản xuất hoa và cây cảnh tại huyện Gia Lâm (TP Hà Nội), chị và chồng mình quyết định đầu tư thêm về quê nhà. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất chính là làm sao để tích tụ được đất đai, tập trung đầu tư lớn? Bài toán đó dần được thực hiện khi vợ chồng chị về vận động anh em, họ hàng đổi ruộng của bố mẹ đẻ và thuê ruộng của một số hộ. Cộng với đất đấu thầu, gia đình chị đã có 20 ha đất sản xuất liền vùng liền thửa. “Khi bắt đầu phát triển sản xuất, chúng tôi nghĩ sẽ thuê người, quản lý từ xa để trồng các loại dưa hiệu quả kinh tế cao, song phát sinh nhiều khó khăn nên chúng tôi quyết tâm bỏ hẳn tại Hà Nội, đầu tư về quê nhà” – chị Lịch chia sẻ.

Từ năm 2015, gia đình chị đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng khu sản xuất và hệ thống nhà lưới hiện đại, rộng tới 7.000 m2 dành cho chuyên canh dưa. Diện tích còn lại, gia đình đào một ao nuôi cá, trồng ngô, đậu tương và bí. Do có các mối hàng từ khi còn sản xuất ở huyện Gia Lâm, cộng với sự năng động trong tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, gia đình chị đã xuất khẩu được đậu tương và bí đi thị trường Trung Quốc. Với diện tích ngô dày, gia đình cũng có liên kết bán cho các công ty sữa trên địa bàn tỉnh làm thức ăn cho bò. Riêng hệ thống nhà lưới, từ nhiều vụ qua, các loại dưa vàng, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc vẫn thay nhau gối lứa. Vốn là kỹ sư nông nghiệp, từng học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chị Lịch cùng chồng hoàn toàn chiếm lĩnh được các kinh nghiệm sản xuất các loại dưa theo hướng công nghệ cao.

Bê trên tay khay giá thể với những mầm dưa mới nhú, chị Lịch cho biết, chỉ chưa đầy tháng nữa là lứa dưa này sẽ ra hoa, kết trái. Tổng thời gian từ 85 đến 90 ngày là thu hoạch, kết thúc một lứa dưa. Những lứa khác lại tiếp tục được ương giống, gieo trồng trong điều kiện điều chỉnh được cường độ ánh sáng và hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Với kỹ thuật trồng dưa mới, mỗi cây dưa chỉ để lại duy nhất một quả để cây có đủ dinh dưỡng, quả sẽ to. Theo chị, trồng dưa cũng không phải quá khó, song cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Với hàng triệu bông hoa mỗi lứa, người trồng phải tỉ mẩn thụ phấn từng hoa. Khi đậu quả bằng cái chén, nắm tay, còn phải lựa chọn quả đẹp, tròn và nhanh lớn, còn lại cắt bỏ. Hiện nay, anh chị đã chuyển giao và hướng dẫn cách chăm sóc dưa cho các công nhân lao động thường xuyên tại đây.

Trong các nhà lưới, các công nhân vẫn luôn tay vắt ngọn, tỉa nhánh, định hình cho cây leo lên những sợi dây thẳng đứng. Những lứa dưa to, nhỏ khác nhau nằm lúc lỉu trên thân theo hàng tăm tắp. Theo hạch toán của chị Lịch, cứ 1.000 m2 nhà lưới thì cho thu hoạch trung bình 3 tấn dưa mỗi vụ, mỗi năm trồng được từ 2 đến 3 vụ. Những vụ vừa qua, trung bình 1.000 m2 nhà lưới cho thu nhập 90 triệu đồng mỗi vụ, lợi nhuận bằng khoảng 1/2 doanh thu. Nếu tính cả các hoạt động trồng trọt ngoài nhà lưới, doanh thu của mô hình hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.

Hiện nay, sản phẩm dưa vàng, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc của gia đình đã thâm nhập được vào một số siêu thị, các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại TP Thanh Hóa, số còn lại được các thương lái đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh bạn. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, gia đình chị Lịch còn mua sắm xe ô tô tải cỡ nhỏ để vận chuyển sản phẩm đến các nơi tiêu thụ. Hiệu quả của mô hình chính là sự gợi ý cho những người có tiềm lực, tích tụ đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]