(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả kinh tế từ những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng bền vững.

Hiệu quả kinh tế từ những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Vùng sản xuất cây dược liệu Sâm Báo với diện tích 3 ha, tại xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc).

Huyện Vĩnh Lộc có hơn 6.978 ha đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm trước đây, người dân chủ yếu sản xuất những loại cây trồng truyền thống, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nhiều năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở đó hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ. Qua đó, tính đến hết tháng 8-2019, trên địa bàn huyện đã hình thành được 7 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, gồm: Vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, với tổng diện tích khoảng 2.500 ha/năm; vùng sản xuất ngô ngọt, quy mô 25 ha/vụ; vùng sản xuất ớt, có diện tích gần 125 ha/năm; vùng sản xuất mía, diện tích 400 ha/niên vụ; vùng sản xuất rau an toàn tập trung, diện tích 23 ha; vùng chuyên canh cá, lúa hơn 232 ha và vùng trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn tại xã Vĩnh Phúc... Ông Tào Quang Thiệu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Vĩnh Lộc đã tập trung đẩy mạnh tích tụ đất đai, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang những loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần hình thành được những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Thực tế sản xuất cho thấy, khi sản xuất quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và áp dụng khoa học - kỹ thuật. Bên cạnh đó, năng suất cao hơn từ 22-25% trở lên, hiệu quả kinh tế cao hơn bình quân từ 1,2-1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Trong đó, vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung doanh thu 450-500 triệu đồng/ha, cao hơn từ 5-8 lần so với sản xuất truyền thống. Được biết, từ hiệu quả bước đầu của những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, huyện Vĩnh Lộc đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất theo vùng gắn với xây dựng chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và góp phần xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản địa phương.

Những phân tích của ngành nông nghiệp cho thấy, tiền đề của những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn chính là thành công của quá trình tích tụ đất đai và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tích tụ đất đai, hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh đã tích tụ được 35.612 ha đất để sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn. Từ đó, hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã với diện tích 444,3 ha. Nhiều mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn có liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; đồng thời, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Điển hình, như: Vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1; sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Quảng Xương; vùng sản xuất chuyên canh các loại cây rau màu, như: Ngô ngọt, bí, đậu tương rau, cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa... Cùng với việc phát triển các “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết”, tỉnh đang tích cực nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Đồng thời, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyển dần từ nuôi quảng canh sang thâm canh, hình thành các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, ngao... tập trung ở các huyện ven biển với quy trình nuôi được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP...

Từ thực tiễn cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại từ hình thành và phát triển những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã được khẳng định. Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của phòng NN&PTNT nhiều huyện thì để phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất theo vùng và sản xuất tập trung quy mô lớn là điều không dễ. Bởi, nhiều địa phương trong tỉnh còn hạn chế về vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thủy lợi, trình độ canh tác của người dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm... Do đó, muốn xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa mang tính ổn định, hiệu quả cần giải quyết đồng bộ các vấn đề: Thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư và năng lực, trình độ của người sản xuất. Đồng thời, các cấp, các ngành cần quan tâm xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nuôi, trồng.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]