(Baothanhhoa.vn) - Hai sản phẩm Chè sạch Bình Sơn và Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa. Điều đáng nói 2 sản phẩm này được xây dựng ở xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa - xã miền núi 135 còn nhiều khó khăn.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Hai sản phẩm Chè sạch Bình Sơn và Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa. Điều đáng nói 2 sản phẩm này được xây dựng ở xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa - xã miền núi 135 còn nhiều khó khăn.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Xây dựng 1 sản phẩm đủ tiêu chuẩn chứng nhận OCOP đã khó, nhưng đối với 1 xã miền núi thuộc diện135 như xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn còn khó khăn hơn gấp bội phần. Đây là sự nỗ lực của các hộ sản xuất, của hợp tác xã và chính quyền địa pương trong quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm tiêu chuẩn OCOP.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Sản phẩm OCOP đầu tiên ở xã này là Chè sạch Bình Sơn. Được biết, xã Bình Sơn hiện có khoảng 500 hộ dân trồng chè, trung bình mỗi hộ có từ 0,5 đến hơn 1ha chè, tuy nhiên, người dân chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, do vậy để xây dựng sản phẩm đủ tiêu chuẩn để được đánh giá xếp loại OCOP 3 sao là cả một quá trình với nhiều khó khăn, thử thách.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Ông Lê Đình Tú, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn cho biết: Cây chè được trồng tại vùng đất Bình Sơn gần 30 năm, trước đây do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ sao chè chủ yếu thực hiện thủ công, chăm sóc và thu hái không tuân theo quy trình kỹ thuật, không nhãn mác… nên giá trị kinh tế thấp. Năm 2016, Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn thành lập, với những cách làm hay, hiệu quả đã thổi “một luông gió mới” giúp cây chè Bình Sơn như được hồi sinh, trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào dân tộc nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Hợp tác xã đã đứng ra liên kết 20 hộ trồng chè tham gia sản xuất tập trung, với tổng diện tích hơn 30 ha. Hợp tác xã đã tổ chức đưa người dân đi học tập kinh nghiệm, tham khảo mô hình sản xuất chè ở nhiều tỉnh, thành phố như: Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang... Các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất hiện đại phục vụ cho công đoạn sao chè, đóng hút chân không, in lô gô, nhãn mác... tạo ra những sản phẩm chất lượng, có mẫu mã đẹp.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Để tìm đầu ra cho sản phẩm, Hợp tác xã đã làm việc với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa đưa sản phẩm chè Bình Sơn giới thiệu tại các các điểm trưng bày sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh; tham gia Hội chợ - Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020 và Trưng bày hình ảnh tiêu biểu về thành tựu trên các lĩnh vực.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Anh Lê Văn Luân, thôn Đông Tranh, xã Bình Sơn cho biết: Gia đình có truyền thống trồng và chế biến chè hơn 20 năm nay, tuy nhiên trước đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả không cao. Từ ngày tham gia Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn, gia đình được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn VietGap. Mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng và chế biến chè cao hơn nhiều so với trước kia

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Từ khi trở thành sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao, lượng tiêu thụ chè Bình Sơn ngày càng nhiều, giá chè cao hơn. Hàng năm, Hợp tác xã đưa ra thị trường khoảng 45 tấn chè khô/năm, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm, giúp nhiều hộ đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập nhờ cây chè.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Cùng với chè, sản phẩm Mật ong hoa rừng nguyên chất của Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn cũng đã được Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa đánh giá, xếp đạt chất lượng 3 sao.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn đã đứng ra liên kết được gần 400 hộ tham gia nuôi ong. Thay vì tập quán nuôi thủ công, tự phát như trước đây, để tạo sự khác biệt về chất lượng, mật ở đây phải trên dưới 1 tháng mới được quay 1 lần để đủ thời gian lên men tự nhiên của phấn hoa, bảo đảm độ đặc và có màu sắc.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Do đặc thù của địa phương có hoa chè quanh năm; nằm giữa 2 khu rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sim (Triệu Sơn và Như Thanh) và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Đằn (Thường Xuân) nên mật ở đây có vị ngọt thanh và mùi thơm riêng. Mật sau khi được thu gom, còn được đưa vào máy lọc để tách thành phần nước, tạo sự cô đặc, sau mới đóng chai, dán nhãn.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Với giá bán tại chỗ dao động từ 150-170 nghìn đồng/chai, thu nhập bình quân mà nghề nuôi ong mang lại cho nhiều gia đình trong xã khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Ông Hoàng Văn Giáp, Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa cho biết: Thời gian tới để nâng cao chất lượng của các sản phẩm OCOP trên địa bàn, địa phương sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp trong việc quảng bá, giới thiệu và đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu các sản phẩm địa phương đến tay người tiêu dùng; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm đặc trưng của xã đến với khách hàng.

Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

Sau khi đưa thành công 2 sản phẩm địa phương thành sản phẩm OCOP, Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn đã trình hồ sơ, triển khai các khâu thủ tục để được công nhận thêm 2 sản phẩm OCOP tiếp theo là Trà xanh túi lọc và Trà cà gai leo đồi rừng. Đây là 2 sản phẩm được Hợp tác xã sản xuất thành công từ năm 2019 theo dạng trà túi lọc.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa
    Tổng kết, đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020

    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

  • Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa
    Phát triển sản phẩm OCOP – yếu tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

    Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chính là bước phát triển mới của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Qua đó, các xã được định hướng xây dựng các mô hình sản xuất các sản phẩm hàng hóa, gắn với thị trường đầu ra bền vững nhằm tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

  • Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa
    HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn với hành trình đưa lâm sản địa phương vào OCOP

    Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng vẫn có nhiều xã, thậm chí nhiều huyện chưa có sản phẩm nào được công nhận. Tuy nhiên, riêng xã miền núi Bình Sơn của huyện Triệu Sơn lại có tới 2 sản phẩm lâm nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP, 2 sản phẩm khác đã gửi hồ sơ chờ công nhận. Kết quả đó phải kể đến sự nỗ lực của HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn trong việc phát triển những sản phẩm an toàn, có tính đặc thù... cùng sự nhạy bén trong phát triển thị trường.

  • Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa
    Phát triển sản phẩm OCOP tạo “sức bật” cho xây dựng nông thôn mới

    Thanh Hóa là tỉnh dẫn đầu cả nước về số xã và số thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo. Hiện tại, “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang là bước đi quan trọng tiếp theo để tỉnh cùng các địa phương tiếp tục thực hiện thắng lợi Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nhân dịp Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ X, Báo Thanh Hóa có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Năng, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình (VPĐPCT) XDNTM tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]