(Baothanhhoa.vn) - Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nghi Sơn là chủ rừng Nhà nước, được UBND tỉnh Thanh Hóa giao quản lý, sử dụng 6.098,95 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 5.194,82 ha. Thị xã Nghi Sơn luôn được xác định là vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là mùa nắng nóng, khô hanh. Trong khi đó các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) chưa được xây dựng đồng bộ; hệ thống đường lâm nghiệp ven rừng, trong rừng chưa đáp ứng được việc đi lại để tuần tra BVR và PCCCR, việc sử dụng phương tiện cơ giới trong chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt là hơn 5.000 ha rừng trồng thông nhựa thuần loài và rừng trồng hỗn giao với loài cây khác.

Giữ màu xanh rừng phòng hộ thị xã Nghi Sơn

Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nghi Sơn là chủ rừng Nhà nước, được UBND tỉnh Thanh Hóa giao quản lý, sử dụng 6.098,95 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 5.194,82 ha. Thị xã Nghi Sơn luôn được xác định là vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là mùa nắng nóng, khô hanh. Trong khi đó các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) chưa được xây dựng đồng bộ; hệ thống đường lâm nghiệp ven rừng, trong rừng chưa đáp ứng được việc đi lại để tuần tra BVR và PCCCR, việc sử dụng phương tiện cơ giới trong chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt là hơn 5.000 ha rừng trồng thông nhựa thuần loài và rừng trồng hỗn giao với loài cây khác.

Giữ màu xanh rừng phòng hộ thị xã Nghi SơnCông nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn và chủ rừng phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy tại phường Nguyên Bình.

Thực tế một số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn thị xã Nghi Sơn trong những năm trước đây có nguyên nhân từ việc sử dụng lửa bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì để trồng rừng, sử dụng lửa trong các khu vui chơi giải trí, tham quan, du lịch sinh thái trong và ven rừng; đốt ong, hóa vàng mã tại các đền chùa, nghĩa trang; đốt rác; vệ sinh rừng sau khai thác... Đặc biệt có những vụ cháy rừng có biểu hiện của việc cố ý đốt hủy hoại rừng.

Nhận thức được ý nghĩa to lớn của rừng đối với đời sống con người và môi trường, đặc biệt là Khu Kinh tế Nghi Sơn, trong 11 tháng năm 2021, BQLRPH Nghi Sơn đã triển khai thực hiện có hiệu quả phương án, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Hoàn thành phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030; phối hợp với UBND 16 xã, phường thuộc thị xã Nghi Sơn ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý rừng, BV&PTR, PCCCR giai đoạn 2021-2025; kiểm tra, rà soát, xác định ranh giới đất với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn để các loại đất, loại rừng được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy hiện trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn đơn vị quản lý không xảy ra tranh chấp, sử dụng đất sai mục đích, không để xảy ra tình trạng sử dụng rừng trái quy hoạch.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR, BQLRPH Nghi Sơn đã có những sáng kiến cải tiến trong công tác quản lý, BVR nhằm giúp các hộ nhận khoán làm tốt công tác BVR, PCCCR và còn kinh doanh nghề rừng hiệu quả, để người dân yên tâm gắn bó với rừng. Ngoài 2 phòng chuyên môn nghiệp vụ, BQLRPH Nghi Sơn có 6 trạm quản lý BVR ở những địa bàn trọng điểm, tăng cường cán bộ bám cơ sở phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền các quy định của Nhà nước về BVR, PCCCR đến toàn thể Nhân dân trên địa bàn; xây dựng các chuyên mục, tin, bài tuyên truyền, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đến mọi người dân. Tổ chức cho 670 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn ký cam kết chấp hành các quy định về thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với quản lý, BV&PTR, PCCCR.

Riêng đối với diện tích rừng thông được xác định có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh, nắng nóng, ban đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chủ động BVR. Điển hình như, hướng dẫn các hộ nhận khoán thực hiện việc phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông được 901,89 ha; tu bổ, phát dọn lại đường băng trắng kết hợp đường tuần tra tác chiến chữa cháy rừng 10 km; làm mới và sửa chữa hệ thống đường băng trắng kết hợp đường tuần tra BVR, PCCCR với tổng chiều dài 12,8 km. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã Nghi Sơn và chính quyền địa phương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt cháy trước có điều khiển được 1.063,7 ha. Sau khi đốt trước đã làm giảm từ 3,5 - 5 tấn vật liệu khô dễ cháy/ha rừng, tương đương giảm từ 70 - 85% vật liệu cháy từ đó giảm từ 2 - 3 cấp nguy cơ cháy trong mùa khô hanh và nắng nóng.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc BQLRPH Nghi Sơn Nguyễn Hữu Thường, cho biết: Năm 2021, ban đã chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện nhiều giải pháp từ tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng các trạm BVR đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về BVR và PCCCR đến người dân. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, ban đã chủ động triển khai công tác PCCCR đến cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng; mua sắm bổ sung dụng cụ phục vụ công tác PCCCR. Trong các tháng mùa khô hanh, nắng nóng phân công trực gác tại chốt, tuần tra lưu động 24/24 giờ để quan sát lửa rừng tại các khu vực có nguy cơ cháy cao, hợp đồng thêm lao động ngoài tăng cường cho công tác PCCCR với phương châm phát hiện kịp thời, xử lý được ngay. Xác định một số khu rừng trọng điểm nguy cơ cháy cao, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng các trạm tăng cường tuần tra rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra, vào rừng cũng như nguồn lửa đem vào rừng. Các thôn có rừng đã phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng.

Trong 4 năm (2018-2021), BQLRPH Nghi Sơn đã tổ chức triển khai trồng mới được gần 115 ha rừng phòng hộ. Hoàn thành việc giao khoán theo Nghị định 168/2016 ngày 27-12-2016 và chuyển tiếp theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ với tổng diện tích 5.781,53 ha cho 771 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, rừng sản xuất là 904,12 ha được giao khoán cho 162 hộ gia đình, cá nhân với loài cây trồng chủ yếu là cây keo tai tượng, bước đầu đã đem lại hiệu về kinh tế cho các hộ dân. Bà con tham gia các dự án trồng và BVR đã được ban tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, BVR gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng hiệu quả. Nhiều hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp đã xây dựng được trang trại tổng hợp, tổ chức trồng rừng sản xuất, BVR và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, tạo thêm việc làm tại chỗ, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới trong vùng.

Kết quả nổi bật 5 năm vừa qua, toàn bộ diện tích rừng do BQLRPH Nghi Sơn quản lý được bảo vệ an toàn. An ninh rừng trên địa bàn được giữ vững, hoạt động xã hội hóa trong lâm nghiệp tiếp tục được phát huy, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao đạt gần 95%; diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển ổn định.

Bài và ảnh: Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]