(Baothanhhoa.vn) - Việc “giữ chân” lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ có tay nghề cao, được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững, hiệu quả. Đây cũng chính là nỗi trăn trở của các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương trên địa bàn tỉnh và những người tâm huyết với làng nghề truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Giữ chân” lao động trẻ tại các làng nghề truyền thống

“Giữ chân” lao động trẻ tại các làng nghề truyền thống

Lao động học nghề tại làng nghề rèn xã Tiến Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Lê Ngọc

Việc “giữ chân” lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ có tay nghề cao, được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững, hiệu quả. Đây cũng chính là nỗi trăn trở của các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương trên địa bàn tỉnh và những người tâm huyết với làng nghề truyền thống.

Sinh ra ở làng Nhồi, nay thuộc phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), có nghề chế tác đá mỹ nghệ lâu đời, ngay từ khi còn là thiếu niên, anh Phạm Hồng Quang, phố Tây Sơn 1 đã theo cha học nghề và trở thành nghệ nhân chạm khắc đá mỹ nghệ khi mới 20 tuổi. Hiện nay, xưởng sản xuất của anh có 15 lao động, trong đó có 10 lao động thường xuyên, với thu nhập trung bình từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Anh Quang cho biết: “Hầu hết lao động tại xưởng có độ tuổi từ 18 đến 30, tuy nhiên, số lượng lao động không được duy trì ổn định”. Những năm gần đây, sự thay đổi mẫu mã không đáp ứng kịp thời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, nhiều cơ sở trong làng nghề phải thu hẹp sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng không ít lao động trẻ xa nghề truyền thống. Theo anh Quang, đây là tình trạng chung của hầu hết các xưởng sản xuất trong làng nghề. Lo lắng nghề sẽ mai một theo thời gian, nên anh không nề hà chỉ dạy tận tình cho lao động tại xưởng. Khi đã thành thạo, anh khuyến khích học trò mở xưởng riêng để phát triển nghề truyền thống của làng.

Được biết, hiện nay trên địa bàn phường có khoảng 40 cơ sở chạm khắc đá mỹ nghệ, với hơn 400 lao động. Đại diện lãnh đạo UBND phường An Hoạch, cho biết: Bên cạnh những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu, sự thiếu hụt lao động trẻ, có tay nghề cao cũng là vấn đề khó khăn trong phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ. Thời gian qua, để góp phần nâng cao chất lượng và số lượng lao động trẻ ở làng nghề, UBND phường An Hoạch đã phối hợp với hiệp hội liên kết chế tác đá mỹ nghệ vận động những nghệ nhân quay lại làm nghề và mở các lớp dạy nghề chế tác đá mỹ nghệ cho lao động trẻ. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược phát triển làng nghề, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở địa phương mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Không chỉ với nghề chế tác đá mỹ nghệ, thiếu hụt lao động trẻ là tình trạng khá phổ biến ở nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, như: Nghề mộc dân dụng, nghề đúc đồng truyền thống, nghề rèn,... Ông Phạm Anh Khoa, Chủ tịch UNBD xã Tiến Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Hiện nay nghề rèn tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động, trong đó lao động trẻ làm nghề chiếm khoảng hơn 50%. Để nâng cao chất lượng lao động trẻ tại làng nghề, UBND xã chú trọng các phương pháp dạy nghề cho lao động trẻ tại địa phương, như: “Cầm tay chỉ việc” theo kinh nghiệm từ các nghệ nhân cao tuổi, chú trọng phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức giảng dạy, truyền nghề cho lao động trẻ...

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 132 làng nghề, tạo việc làm cho 80.000 lao động, thu nhập bình quân từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Lao động trẻ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống, nhanh chóng nắm bắt được tay nghề, có khả năng tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Để “giữ chân” lao động trẻ, tránh nguy cơ mai một làng nghề, việc tổ chức các hoạt động nhằm thu hút lao động và phát triển nghề truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, truyền nghề và dạy nghề cho lao động trẻ tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND các địa phương tăng cường rà soát, đánh giá và xác định đối tượng, nhu cầu học nghề của lao động trẻ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các địa phương phối hợp triển khai công tác dạy nghề. Các trung tâm dạy nghề đẩy mạnh liên kết với các nghệ nhân, thợ lành nghề tổ chức giảng dạy, truyền nghề cho lao động trẻ. Khuyến khích các doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp tham gia đào tạo nghề, có như vậy mới bảo đảm việc dạy nghề gắn với việc làm, bao tiêu sản phẩm sau đào tạo. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành liên quan cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề cho các nghệ nhân trong việc dạy nghề. Đồng thời, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới mẫu mã sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; từ đó, làm cơ sở vững chắc để thu hút, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động trẻ sau đào tạo.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]