(Baothanhhoa.vn) - Trên khu ruộng bậc thang của bản Tân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) mướt màu xanh của lúa, với bộ lá đanh, thân lúa cứng cáp, khỏe mạnh. Đồng bào nói rằng, đây là vụ thứ hai giống lúa “lạ” này có mặt ở nơi đây. Lạ vì dù đã trải qua 2 vụ lúa, với nhiều cơn “bão bệnh”, song giống lúa này vẫn không hề bị nhiễm bệnh như một số giống lúa khác. Người dân tính toán, vụ gieo cấy đầu tiên tính từ ngày cấy đến khi thu hoạch chỉ khoảng 2 tháng rưỡi, bằng hơn nửa thời gian của các giống lúa khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giống lúa Nhật “bén duyên” trên đất Quan Sơn

Trên khu ruộng bậc thang của bản Tân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) mướt màu xanh của lúa, với bộ lá đanh, thân lúa cứng cáp, khỏe mạnh. Đồng bào nói rằng, đây là vụ thứ hai giống lúa “lạ” này có mặt ở nơi đây. Lạ vì dù đã trải qua 2 vụ lúa, với nhiều cơn “bão bệnh”, song giống lúa này vẫn không hề bị nhiễm bệnh như một số giống lúa khác. Người dân tính toán, vụ gieo cấy đầu tiên tính từ ngày cấy đến khi thu hoạch chỉ khoảng 2 tháng rưỡi, bằng hơn nửa thời gian của các giống lúa khác.

Giống lúa Nhật “bén duyên” trên đất Quan Sơn

Mô hình trồng giống lúa Nhật Bản tại xã Sơn Điện.

Giải đáp sự tò mò của chúng tôi về giống lúa “lạ”, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Giống lúa mà đồng bào xã Sơn Điện nhắc tới là lúa xuất xứ từ Nhật Bản. Giống lúa này bén duyên trên đất huyện Quan Sơn như một cơ duyên. Có một doanh nhân người Nhật Bản, trong một chuyến đi công tác, qua vùng sản xuất nông nghiệp của huyện, ông nhận thấy khí hậu nơi đây mang đậm tính chất của nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều nét tương đồng với khí hậu của đất nước Nhật Bản, là điều kiện thích hợp để gieo trồng một giống lúa chất lượng và có thể giúp đồng bào nâng cao thu nhập từ việc trồng giống lúa này. Vì vậy, ông đã ngỏ ý đề nghị được đưa một lượng giống lúa sang để huyện trồng thử nghiệm, làm cơ sở để nhân ra diện rộng.

Đề nghị của doanh nhân người Nhật Bản như chạm đúng vào sự trăn trở của lãnh đạo huyện Quan Sơn về việc muốn tìm được một giống lúa chất lượng, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để gieo trồng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ngay khi nhận được nguồn giống, vụ thu mùa 2018, huyện Quan Sơn đã triển khai mô hình trồng giống lúa Nhật Bản tại xã Sơn Điện, với diện tích 750 m2. Ngay vụ đầu đưa vào gieo cấy, giống lúa này đã thể hiện ngay sự phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác nơi đây. Vì vậy, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, không hề bị nhiễm các loại sâu bệnh. Tuy có thời gian sinh trưởng ngắn, song năng suất vẫn đạt khoảng 2 tạ/sào, tương đương với năng suất của các giống lúa thông thường được gieo cấy trên địa bàn xã. Gạo của giống lúa Nhật Bản có màu sắc trong, bóng, cơm dẻo, có mùi thơm, ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần so với các giống lúa thông thường. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, nên vụ chiêm xuân 2018-2019, UBND huyện Quan Sơn tiếp tục cho nhân rộng mô hình trồng giống lúa Nhật Bản theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Sơn Điện, với diện tích 3,5 ha.

Đánh giá kết quả qua 2 vụ thực hiện mô hình trồng giống lúa Nhật Bản của UBND huyện Quan Sơn cho thấy, giống lúa Nhật Bản được trồng trên đất Quan Sơn thể hiện nhiều ưu điểm nổi trội, như: Cứng cây, bộ lá xanh đậm, khỏe, góc lá đồng hẹp, đẻ nhánh khỏe, ngay cả khi đến ngày thu hoạch bộ lá vẫn giữ được màu xanh đặc trưng, chống đổ tốt, chịu rét, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt... Đáng chú ý, giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 1 tháng so với các giống lúa khác, vì thế tạo điều kiện thuận lợi để cho bà con nông dân có thời gian chuẩn bị gieo trồng vụ mới, nhất là sản xuất vụ đông.

Trên cơ sở những kết quả đạt được của mô hình, để giống lúa Nhật Bản mở rộng diện tích trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Quan Sơn đã đấu mối với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp để cung ứng gạo phục vụ bữa ăn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đồng thời, huyện cũng đang đấu mối, phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh hoàn thiện hồ sơ thủ tục chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo Nhật Bản được sản xuất trên địa bàn huyện để đưa vào chế biến, đóng gói tạo thành sản phẩm hàng hóa để cung ứng trên thị trường.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]