(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, việc đưa cơ giới hóa (CGH) vào sản xuất nông nghiệp được các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng đầu tư và từng bước hình thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, áp dụng CGH trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ giới hóa nông nghiệp – còn nhiều khó khăn

Cơ giới hóa nông nghiệp – còn nhiều khó khăn

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa).

Những năm gần đây, việc đưa cơ giới hóa (CGH) vào sản xuất nông nghiệp được các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng đầu tư và từng bước hình thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, áp dụng CGH trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Là một trong những địa phương đi đầu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh CGH vào sản xuất, như: Khuyến khích HTX, hộ dân mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí thực hiện làm mạ khay, máy cấy cho các HTX. Đồng thời, tích cực thực hiện tích tụ tập trung đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện áp dụng CGH vào sản xuất... Hiện, toàn huyện có 13 HTX phát triển cơ sở mạ khay, máy cấy, áp dụng CGH đồng bộ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu gieo cấy từ 2.500 ha trở lên. Ngoài ra, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 20 máy cấy, hơn 70 máy đập liên hợp... Theo đó, tỷ lệ CGH khâu làm đất đạt 100% diện tích, thu hoạch lúa bằng máy gặt đạt 90% diện tích... Việc đẩy mạnh CGH vào sản xuất nông nghiệp đã khắc phục tình trạng thiếu lao động vào thời điểm chính vụ. Từ đó, người dân đã thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất truyền thống, thủ công chuyển sang hình thức sản xuất tập trung. Tuy nhiên, việc áp dụng CGH tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Mặc dù đã thực hiện việc dồn điền, đổi thửa nhưng diện tích của một số hộ sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Cùng với đó là phương thức canh tác không đồng bộ gây khó khăn cho việc di chuyển nội đồng để đưa máy cấy hoặc máy gặt vào đồng... HTX và các hộ dân còn khó khăn về nguồn vốn nên chưa mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ riêng huyện Thọ Xuân, hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng CGH. Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Việc đưa CGH vào sản xuất nông nghiệp, nhất là mạ khay, máy cấy còn chậm, chưa được các xã quan tâm chỉ đạo. Trình độ của người dân trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa CHG vào sản xuất chưa đồng đều. Áp dụng CGH đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi nguồn lực của HTX và người dân còn nhiều khó khăn...

Được biết, toàn tỉnh hiện có 14.228 máy kéo các loại (vận chuyển, làm đất), 160 máy cấy lúa, 600 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt và vò lúa, 5.220 máy nghiền thức ăn gia súc, 440 máy sấy nông sản... Theo đó, tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng CGH trong khâu làm đất đạt 91,46%, khâu gieo trồng 12,8%, khâu thu hoạch 57,6%. Thực tế hiện nay, việc CGH sản xuất nông nghiệp của tỉnh mới chỉ tập trung ở các khâu chủ yếu như: Làm đất, thu hoạch, vận chuyển... Trong khi đó, khâu gieo cấy được xem là khâu quan trọng, quyết định cho việc tăng năng suất, sản lượng thì tỷ lệ áp dụng chưa cao. Đại diện lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết: Nguyên nhân là do phần lớn đồng ruộng trên địa bàn tỉnh vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, địa hình phức tạp, một số huyện đồng ruộng trũng, ngập nước, khó khăn cho việc áp dụng CGH vào phục vụ sản xuất. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có hàng loạt những rào cản khác dẫn đến việc CGH trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều hạn chế, như: Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển đồng bộ, vẫn còn nhiều thửa ruộng nhỏ lẻ... Bên cạnh đó, các hộ áp dụng CGH trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, thói quen, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng máy nên trong quá trình vận hành còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Những lợi ích thiết thực của CGH đã được khẳng định qua thực tế sản xuất, song để hướng tới mục tiêu xây dựng nông nghiệp hàng hóa thì việc thực hiện CGH cần có một hệ thống đồng bộ các giải pháp và cần khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả, trước hết các địa phương cần tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, sản xuất hàng hóa lớn. Nhất là, dồn điền, đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai, cải tạo đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn để đầu tư máy móc phục vụ sản xuất...

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]