(Baothanhhoa.vn) - Gia cầm được xác định là con nuôi chính trong phát triển chăn nuôi. Trong đó, gà là một trong bốn đối tượng con nuôi chủ lực của tỉnh trong định hướng phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây chủ yếu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, nên đạt hiệu quả kinh tế thấp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chăn nuôi gia cầm theo chuỗi

Gia cầm được xác định là con nuôi chính trong phát triển chăn nuôi. Trong đó, gà là một trong bốn đối tượng con nuôi chủ lực của tỉnh trong định hướng phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây chủ yếu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, nên đạt hiệu quả kinh tế thấp.

Chăn nuôi gia cầm theo chuỗi

Mô hình liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi tại xã Quang Hiến (Lang Chánh).

Để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển theo hướng bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa định hướng, chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm, trong đó đối tượng chính là gà theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi.

Theo đó, ngành nông nghiệp đã phối hợp với chính quyền các địa phương thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô lớn. Động viên, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, khép kín, thực hiện nuôi theo quy trình VietGap; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm... Từ tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp, các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Lang Chánh... đã thực hiện được nhiều mô hình liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi. Điển hình như mô hình liên kết chăn nuôi gà thương phẩm của Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm, huyện Thọ Xuân đã liên kết với các hộ dân tại các huyện: Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân để nuôi gà lông màu thả vườn, với quy mô tối thiểu đạt 1.000 con/lứa/trang trại, tối đa là 10.000 con/lứa/trang trại. Việc liên kết được thực hiện theo phương thức: Doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn, chịu trách nhiệm tiêm đầy đủ các loại vắc - xin phòng, chống dịch bệnh và bao tiêu toàn bộ sản phẩm khi con nuôi đến tuổi xuất bán. Mô hình liên kết được thực hiện theo hướng tập trung, quy mô lớn và theo chuỗi, nên con nuôi không những sinh trưởng, phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, mà thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập của người chăn nuôi được bảo đảm. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, sau thời gian nuôi 4 tháng, bình quân người chăn nuôi lãi khoảng 10.000 đồng/con. Như vậy, với trang trại có quy mô tối thiểu 1.000 con thì lãi khoảng 10 triệu đồng/lứa, còn trang trại có quy mô tối đa 10.000 con thì lãi 100 triệu đồng/lứa. Do bảo đảm được hiệu quả kinh tế và tính bền vững, nên mô hình ngày càng thu hút được nhiều hộ dân tham gia. Hiện, đã có 40 hộ dân thuộc 4 huyện đã và đang được công ty thực hiện liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi, với tổng đàn đạt 120.000 con/năm.

Hay như tại Lang Chánh, tuy là huyện miền núi, song địa phương đã biến khó khăn về địa hình trở thành lợi thế, khi mà những năm qua, huyện đã vận động, hỗ trợ một số doanh nghiệp, hộ cá thể thực hiện mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt bán chăn thả theo chuỗi giá trị. Theo đó, một số doanh nghiệp và hộ chăn nuôi tự liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi xuất chuồng sẽ được cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng và các điểm chế biến. Hiện, trên địa bàn huyện đã có 4 mô hình liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi, với quy mô 10.000 con/mô hình.

Tuy đã hình thành được nhiều mô hình liên kết chăn nuôi gia cầm theo chuỗi, song mãi đến năm 2016, việc phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi trên địa bàn tỉnh mới phát triển khi Công ty CP Nông sản Phú Gia chính thức hợp tác với 2 tập đoàn lớn của Hungary là Tập đoàn thức ăn chăn nuôi Vitafort và Tập đoàn Master Good để thực hiện dự án chuỗi liên kết chăn nuôi gà phục vụ chế biến, xuất khẩu khép kín theo công nghệ cao. Đây là chuỗi liên kết chăn nuôi đầu tiên triển khai theo công nghệ cao trên địa bàn tỉnh được áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chủ động khống chế và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty chủ quản nhập gà giống bố, mẹ và cung cấp nguồn giống cho các cụm trang trại chăn nuôi gà thương phẩm; thức ăn được sản xuất tại nhà máy thức ăn chăn nuôi của công ty. Đến kỳ xuất chuồng, con nuôi sẽ được chuyển đến nhà máy để giết mổ và chế biến, sau đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang thị trường các nước EU. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 310 tỷ đồng, với quy mô 80.000 con gà hậu bị/năm và 120.000 con gà đẻ trứng/năm và xây dựng trại ấp trứng có công suất 80.000 con/năm. Có thể nói, dự án chuỗi liên kết chăn nuôi gà phục vụ chế biến, xuất khẩu khép kín theo công nghệ cao đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị, mở ra một hướng chăn nuôi quy mô hiện đại trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

Từ khóa: Gia cầm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]