(Baothanhhoa.vn) - Từ chủ trương của Chính phủ, của tỉnh về việc thúc đẩy tinh thần lập thân, lập nghiệp, các địa phương miền núi đã tích cực vận động nhân dân, thanh niên thành lập doanh nghiệp, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần có chính sách đặc thù hỗ trợ thanh niên miền núi lập nghiệp

Từ chủ trương của Chính phủ, của tỉnh về việc thúc đẩy tinh thần lập thân, lập nghiệp, các địa phương miền núi đã tích cực vận động nhân dân, thanh niên thành lập doanh nghiệp, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.

Tuy nhiên, với đặc thù ở huyện miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực về vốn còn yếu, điều kiện để được tiếp cận thông tin thị trường bị hạn chế, phát triển doanh nghiệp và phong trào khởi nghiệp khó đạt như ý muốn. Điển hình như năm 2018, huyện Thường Xuân xây dựng kế hoạch thành lập mới 30 doanh nghiệp nhưng 6 tháng đầu năm, mới thành lập được 11 doanh nghiệp. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp thành lập là các hộ sản xuất cá thể. Rất ít những mô hình kinh tế mới hình thành.

Trong điều kiện nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc ngày càng khó khăn, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở miền núi không thể chỉ trông vào các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, địa phương sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phát huy nội lực của chính người dân trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cần có chính sách đặc thù hỗ trợ các địa phương miền núi xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh giao thương và những ưu đãi riêng cho thanh niên miền núi lập nghiệp.


Nguyễn Ngọc Biên, Trưởng Phòng Tài chính kế hoạch, UBND huyện Thường Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]