(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, giá lợn hơi đang tăng cao, nguồn cung thịt lợn của cả nước đang khan hiếm, trong khi dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đang được khống chế và kiểm soát tốt. Vì vậy, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn đang đẩy mạnh tái đàn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm nguồn giống phục vụ tái đàn lợn

Hiện nay, giá lợn hơi đang tăng cao, nguồn cung thịt lợn của cả nước đang khan hiếm, trong khi dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đang được khống chế và kiểm soát tốt. Vì vậy, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn đang đẩy mạnh tái đàn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Bảo đảm nguồn giống phục vụ tái đàn lợn

Đàn lợn nái sinh sản tại trang trại chăn nuôi lợn xã Thiệu Duy (Thiệu Hóa).

Tuy nhiên, nguồn giống lợn phục vụ cho tái đàn đang gặp khó khăn, giá con giống tăng cao. Do đó, để bảo đảm nguồn giống phục vụ tái đàn lợn, đồng thời kiểm soát được các loại dịch bệnh, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và đơn vị có liên quan đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm đủ nguồn giống lợn chất lượng phục vụ nhu cầu tái đàn của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Sau khi tỉnh công bố hết dịch bệnh tả lợn châu Phi, nhu cầu sử dụng con giống để tái đàn, khôi phục sản xuất của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tăng cao, nên trại lợn giống Hoằng Vinh, thuộc Công ty CP Đầu tư phát triển chăn nuôi Hoằng Hóa đã tăng cường nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn. Hiện, trại đang có 350 lợn đực giống và nái sinh sản, 2.000 con lợn hậu bị nuôi thương phẩm. Với quy mô nói trên, từ đầu năm đến nay, mỗi tháng công ty cung cấp ra thị trường từ 80 đến 100 con lợn giống nái hậu bị và 400 đến 500 con lợn hậu bị nuôi thương phẩm.

Để không bị chi phối bởi thị trường cung ứng giống bên ngoài, ngay từ đầu tháng 3-2020, trang trại của gia đình ông Bùi Văn Anh, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa đã nhập về 15 con lợn nái sinh sản. Hiện, đã có 13/15 con lợn nái có chửa. Với việc chủ động được nguồn giống, gia đình ông không phải lo nhập con giống bên ngoài để thả nuôi thương phẩm. Đồng thời, quá trình chăm sóc và giám sát bệnh dịch trên đàn lợn nuôi thương phẩm cũng hoàn toàn chủ động. Được biết, nhiều chủ trang trại, gia trại cũng đang chú trọng việc nhân giống tái đàn tại chỗ, thay cho việc nhập con giống từ bên ngoài về.

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc sản xuất, cung ứng giống lợn phục vụ tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện qua 3 phương thức, gồm: Từ các tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện chăn nuôi theo chuỗi, chủ động từ con giống đến tiêu thụ sản phẩm. Giống được cung ứng từ các cơ sở sản xuất, cung ứng giống gốc trên địa bàn tỉnh và giống được sản xuất và sử dụng tái đàn tại chỗ tại các cơ sở chăn nuôi. Ngoài ra, còn một số lượng giống lợn được nhập từ tỉnh ngoài. Vì vậy, để bảo đảm nguồn giống chất lượng, an toàn dịch bệnh phục vụ công tác tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh sau dịch bệnh tả lợn châu Phi, góp phần ổn định sản xuất và phát triển chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh quản lý tốt giống vật nuôi để cung ứng nguồn giống bảo đảm chất lượng đến người chăn nuôi ở cả hiện tại và lâu dài. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng, đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định tại Pháp lệnh Giống vật nuôi. Thực hiện tốt công tác quản lý giống vật nuôi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật ra, vào địa bàn.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp về nguồn giống lợn, nên nguồn giống lợn phục vụ tái đàn trên địa bàn tỉnh cơ bản được bảo đảm, công tác tái đàn, phát triển đàn lợn được thực hiện bài bản. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 2.000 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn, phát triển đàn lợn, với tổng đàn tái đạt hơn 191.000 con. Ngoài ra, trung bình mỗi tháng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh còn xuất ra ngoài tỉnh khoảng 1.000 con lợn bố, mẹ và 10.000 con lợn giống nuôi thương phẩm phục vụ cho việc tái đàn, khôi phục sản xuất cho nhiều địa phương trên cả nước.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]