(Baothanhhoa.vn) - Đề án phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp là phát triển nhân lực KH&CN theo hướng tạo được mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong tỉnh, trong nước và quốc tế sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề KH&CN của tỉnh, tạo được sự thay đổi về chất đối với đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN của các ngành, trường đại học (ĐH).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chính sách thu hút, trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

Đề án phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp là phát triển nhân lực KH&CN theo hướng tạo được mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong tỉnh, trong nước và quốc tế sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề KH&CN của tỉnh, tạo được sự thay đổi về chất đối với đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN của các ngành, trường đại học (ĐH).

Hiệu quả chính sách thu hút, trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệCán bộ, giảng viên Trường Đại học Hồng Đức thực hành thí nghiệm.

Đến nay, với các cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ KH&CN có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ về KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, những năm qua Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế, chính sách để thu hút, đãi ngộ cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ KH&CN, như: Cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH và sau ĐH của Trường ĐH Hồng Đức với các trường ĐH nước ngoài; hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa; quy định về Giải thưởng KH&CN Thanh Hóa... Kết quả, sau hơn 10 năm thực hiện Đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH và sau ĐH của Trường ĐH Hồng Đức với các trường ĐH nước ngoài, Thanh Hóa đã thu hút, đào tạo được trên 200 người có trình độ, năng lực (trong đó 22 tiến sĩ, 153 thạc sĩ...) về công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 8-12-2016 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho phân hiệu, hướng tới thành lập Trường ĐH Y Thanh Hóa, đến nay đã thu hút được 30 bác sĩ nội trú tham gia giảng dạy cho Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa.

Với các cơ chế, chính sách của tỉnh, đội ngũ cán bộ KH&CN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đến tháng 8-2020, toàn tỉnh có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, quy đổi theo nhân lực KH&CN toàn thời gian tương đương là 1.229 người, đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân. Trong đó, cơ sở giáo dục ĐH 1.175 cán bộ; tổ chức dịch vụ KH&CN 510 cán bộ; cơ quan quản lý Nhà nước 367 cán bộ; doanh nghiệp KH&CN 150 cán bộ... Về trình độ chuyên môn, có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ...

Nhìn chung, lực lượng cán bộ KH&CN đã tích cực tham gia vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH, nghiên cứu KH&CN tại các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp KH&CN... Trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ KH&CN trên cơ sở năng lực, trình độ chuyên môn, đã được các cơ quan, đơn vị bố trí, sử dụng chủ trì các nhiệm vụ KH&CN; hỗ trợ cá nhân hoạt động KH&CN tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; tham gia các chương trình, dự án đầu tư, hợp tác KH&CN; phản biện các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh..., góp phần nâng cao chất lượng các chương trình, đề án, chính sách do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn cũng đã xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên gia KH&CN để tham gia các hội đồng KH&CN chuyên ngành; tham gia giải quyết các vấn đề KH&CN của địa phương; đồng thời tập hợp và thu hút nhiều cán bộ KH&CN trình độ cao đã hết tuổi lao động tham gia công tác nghiên cứu và đào tạo KH&CN.

Có thể khẳng định, với sự quan tâm của tỉnh trong việc đề ra các chính sách thu hút, trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống. Trong đó, một số tổ chức KH&CN đã thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền đối với các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước, trong 7 tháng năm 2020 có 33 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được triển khai trên địa bàn tỉnh (28 nhiệm vụ chuyển tiếp và 5 nhiệm vụ mới); triển khai 137 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (106 nhiệm vụ chuyển tiếp và 31 nhiệm vụ mới được giao trong kế hoạch 2020). Trong đó đã đánh giá, nghiệm thu 20 nhiệm vụ; kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (bước 1) 29 nhiệm vụ.

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]