(Baothanhhoa.vn) - Xã hội hóa lâm nghiệp là một chủ trương đúng, trúng của Nhà nước, giúp ngành lâm nghiệp nói chung, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng tạo nên những bước chuyển mình, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Đây được xem như chìa khóa mở ra “cơ hội vàng” để hiện thực hóa khát vọng vươn lên, làm giàu chân chính của các chủ rừng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, các cấp, các ngành, đơn vị chức năng cần quan tâm giải quyết...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khát vọng rừng xanh: Xã hội hóa nghề rừng - những vấn đề đặt ra

Xã hội hóa lâm nghiệp là một chủ trương đúng, trúng của Nhà nước, giúp ngành lâm nghiệp nói chung, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng tạo nên những bước chuyển mình, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Đây được xem như chìa khóa mở ra “cơ hội vàng” để hiện thực hóa khát vọng vươn lên, làm giàu chân chính của các chủ rừng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, các cấp, các ngành, đơn vị chức năng cần quan tâm giải quyết...

Khát vọng rừng xanh: Xã hội hóa nghề rừng - những vấn đề đặt ra

Kỹ sư, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân chăm sóc cây lim xanh tại vườn ươm. Ảnh: Thùy Dương

Sau gần 14 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng; cùng với việc thực hiện Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày 17-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định về việc chuyển 12 lâm trường thành ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ của Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện công tác xã hội hóa nghề rừng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc các BQL rừng phòng hộ được Nhà nước giao quản lý diện tích đất đai lớn, quá sức quản lý và đầu tư khai thác nên nảy sinh vấn đề mua bán, chuyển nhượng, cho thuê đất. Một phần do năng lực tài chính của các BQL rừng phòng hộ còn nhiều khó khăn nên chưa khai thác được tiềm năng đất đai, lao động gắn với sản xuất và chế biến các sản phẩm. Mặt khác, công tác quản lý đất đai thời gian qua còn thiếu chặt chẽ trong đo đạc xác định ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, hầu hết đất giao cho các BQL rừng phòng hộ quản lý, khai thác, bảo vệ chưa được cắm mốc mà đang dùng và kế thừa nhiều hệ thống bản đồ khác nhau. Việc đo vẽ chủ yếu sử dụng thiết bị thủ công nên vị trí, diện tích và ranh giới các khu đất, khu rừng giao chưa chính xác, chồng chéo, dẫn đến xâm canh, tranh chấp, lấn chiếm đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nhận khoán sản xuất tại một số địa phương.

Sau chuyển đổi, nhiều BQL rừng phòng hộ vẫn chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng sản xuất, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp tổng hợp, kinh tế trang trại, khai thác và sử dụng rừng. Các đơn vị có sản phẩm khai thác từ rừng như gỗ, nhựa thông, nứa, luồng nhưng chủ yếu bán ra thị trường dưới dạng sản phẩm thô, chưa qua chế biến, không thu hút được nhiều lao động, giá trị sản phẩm thấp. Một số hộ được giao khoán đất lâm nghiệp với diện tích lớn, vượt khả năng kinh tế của hộ, không có khả năng đầu tư phát triển rừng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thậm chí, một số hộ nhận khoán không thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khoán, tự ý chuyển nhượng đất không đúng các quy định của pháp luật; chuyển đổi, phát bỏ cây rừng để trồng cây công nghiệp, nông nghiệp trái quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch của đơn vị...

Mục tiêu đặt ra đối với các BQL rừng phòng hộ là bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ được giao, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có; tập trung hình thành các vùng trồng rừng sản xuất, lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh với quy mô lớn, gắn trồng rừng với chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng rừng, thu hút và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động làm nghề rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xã hội hóa nghề rừng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường đấu mối với các bộ, ngành Trung ương bố trí, phân bổ vốn hoàn thành công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các BQL rừng phòng hộ làm cơ sở thúc đẩy hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tại các BQL rừng phòng hộ (giảm 4 BQL rừng phòng hộ). Đối với diện tích đất đã giao khoán, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung những nội dung còn thiếu trong hợp đồng giao khoán so với quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng khoán, sử dụng diện tích nhận khoán sai mục đích, diện tích khoán bị chuyển nhượng trái pháp luật, thì thanh lý hợp đồng và thu hồi diện tích khoán. Đối với diện tích rừng phòng hộ đã giao khoán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất của các hộ nhận khoán nhằm kịp thời phát hiện các hộ gia đình, cá nhân vi phạm. Đối với diện tích rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư đủ năng lực tài chính thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Diện tích đất nông nghiệp hiệu quả kinh doanh thấp, chủ động xây dựng phương án liên doanh, liên kết với doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như rau sạch, cây dược liệu, cây ăn quả... để nâng cao hiệu quả sản xuất. Diện tích rừng sản xuất là rừng trồng đã giao khoán, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững để thực hiện chăm sóc, bảo vệ, sử dụng, khai thác theo hướng chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn, phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ diện tích rừng trồng sản xuất của các BQL rừng phòng hộ đều là rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên. Tích cực đổi mới, vận dụng cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước để đầu tư bảo vệ tốt các khu rừng phòng hộ hiện có và phát triển rừng sản xuất hiệu quả, tạo nguồn thu, cải thiện đời sống cho người lao động để họ yên tâm gắn bó với rừng. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình và tổ chức quốc tế đầu tư trồng rừng, chế biến, khai thác lâm sản; khai thác tiềm năng, thế mạnh đất lâm nghiệp và rừng hiệu quả. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện nay, các BQL rừng phòng hộ đã và đang khắc phục tồn tại trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng được giao; thực hiện cắm mốc phân định ranh giới rừng; kiểm soát, ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật; rà soát và chấn chỉnh công tác khoán, không để xảy ra tình trạng khoán trắng, tạo điều kiện thuận lợi để công nhân và nông dân sinh sống trong vùng nhận khoán đất sản xuất, kinh doanh nghề rừng gắn với bảo vệ rừng hiệu quả...

Với quyết tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự “vào cuộc” của các ngành chức năng và địa phương liên quan, các BQL rừng phòng hộ, thực tế xã hội hóa nghề rừng ở tỉnh ta đã và đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần tái cơ cấu đầu tư ngành lâm nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Thùy Dương và Hương Thảo


Thùy Dương Và Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]