(Baothanhhoa.vn) - Những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu đang là “rào cản” lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (NN) ở các nhà trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc thực thi những giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tạo sự đột phá trong chất lượng giáo dục của ngành chức năng và chính quyền các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường - Bài cuối: Cần những giải pháp đột phá

Những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu đang là “rào cản” lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (NN) ở các nhà trường. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc thực thi những giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tạo sự đột phá trong chất lượng giáo dục của ngành chức năng và chính quyền các địa phương.

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường - Bài cuối: Cần những giải pháp đột pháMột tiết học môn tiếng Anh của cô và trò Trường THCS Quảng Cư (TP Sầm Sơn). Ảnh: Duy Sơn

Tin liên quan:
  • Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường - Bài cuối: Cần những giải pháp đột phá
    Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường: Vẫn còn nhiều khó khăn

    Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và nỗ lực của ngành giáo dục tỉnh nhà, hoạt động dạy và học ngoại ngữ (NN) trong các nhà trường đã có sự chuyển biến với những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy và học môn này vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Theo thống kê, điểm trung bình môn tiếng Anh trong 5 năm gần đây của học sinh (HS) có chiều hướng tăng, nhưng không đáng kể và chưa ổn định. Minh chứng cho thấy, kết quả điểm trung bình môn tiếng Anh của HS toàn tỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đạt 4,63 điểm, năm 2020 đạt 4,58 điểm (trước đây ở mức từ 3,6 đến 3,8 điểm). Điểm lại kết quả trong năm 2015 cho thấy, toàn tỉnh có 2,32% HS đạt điểm khá, giỏi; 3,03% HS đạt điểm trung bình; 94,65% HS đạt điểm yếu kém. Thậm chí, năm 2016 kết quả còn thấp hơn, chỉ có 0,46% HS đạt điểm khá, giỏi, 1,83% HS đạt điểm trung bình và có đến 97,71% HS đạt điểm yếu kém...

Tìm hiểu về việc dạy và học NN trên địa bàn tỉnh cho thấy, với sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học NN tại các trường học trên địa bàn. Ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Hầu hết các trường tiểu học và THCS trên địa bàn có hơn 90% HS là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu của HS, sự quan tâm của phụ huynh với việc học NN nói riêng, việc học của con em nói chung rất hạn chế. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học NN tại các trường học, UBND huyện đã chỉ đạo các nhà trường thường xuyên tổ chức phát động phong trào học NN, xây dựng môi trường học và sử dụng NN thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt hàng tuần; đồng thời khuyến khích các nhà trường thành lập câu lạc bộ tiếng Anh... Đến nay, 11/11 trường tiểu học tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình tự chọn hệ 10 năm, với 129 lớp/2.496 HS, tỷ lệ HS được học tiếng Anh bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đạt 51,7% (nếu tính số lượng HS từ lớp 3 đến lớp 5 đạt tỷ lệ 89,1%). Đối với bậc THCS, tổng số trường được học tiếng Anh là 10 trường, với 90 lớp/3.103 HS, tỷ lệ HS được học tiếng Anh đạt 100%... Về chất lượng môn tiếng Anh tại các trường học trong những năm qua có tiến triển so với trước. Cụ thể, năm học 2019-2020, chất lượng HS học tiếng Anh bậc tiểu học, tỷ lệ HS hoàn thành tốt và hoàn thành đạt 99,5% (tăng 11,5% so với năm học 2015-2016); tỷ lệ HS chưa hoàn thành chiếm 0,5%. Chất lượng học HS tiếng Anh bậc THCS, tỷ lệ HS khá, giỏi đạt 25,2% (tăng 3,2% so với năm học 2015-2016); tỷ lệ HS trung bình đạt 72,3%; tỷ lệ HS yếu kém chiếm 2,5%.

Tương tự, tại TP Sầm Sơn, hàng năm Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các bậc học phải thực hiện khảo sát định kỳ, thi cuối học kỳ, thi HS giỏi đều có phần nghe hiểu; phải có thiết bị nghe cho môn học tại phòng học; thành lập các câu lạc bộ nói tiếng Anh để HS có điều kiện giao tiếp... Ngoài ra, Phòng GD&ĐT còn phối hợp với các trung tâm NN trên địa bàn tổ chức giao lưu tiếng Anh 2 năm một lần cho mỗi bậc học. Đặc biệt, từ năm học 2017-2018, HS khối 1, 2 học tiếng Anh làm quen ngoài giờ chính khóa với Trung tâm Let’s go tại trường, đến nay đã có 12/13 trường triển khai, tỷ lệ HS tham gia đạt từ 60-65%, có một số trường đạt 100%. Từ năm học 2020-2021, cho phép các trung tâm NN đưa tiếng Anh vào các trường mầm non với chương trình “Bé làm quen với tiếng Anh”... Đây là tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học NN tại các cấp học, bậc học. Trong 3 năm gần đây, điểm thi vào lớp 10 THPT môn tiếng Anh trên địa bàn TP Sầm Sơn liên tục tăng, trong đó năm học 2020-2021 đạt bình quân 5,25 điểm, có 3 HS thi đậu chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn; đội tuyển tiếng Anh thi HS giỏi lớp 9 toàn tỉnh luôn đứng top 10.

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30-9-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học NN trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học NN trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017–2025”, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các đề án trên. Đặc biệt, ngày 17-9-2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3475/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học NN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”. Theo đó, đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2025 chất lượng dạy học NN đạt mức khá so với mặt bằng chung cả nước. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, phấn đấu đến năm 2025, 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trình độ NN tối thiểu bậc 4 (B2) trở lên, 100% học viên, sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định. Đối với giáo dục đại học, phấn đấu vào năm 2020 có 100% giảng viên NN đạt trình độ NN tối thiểu bậc 5 (C1); 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, phấn đấu có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị giáo dục có trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên đạt 10% vào năm 2020... Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, đề án đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đó là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với việc học NN, tạo phong trào học tập NN rộng khắp trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ giáo viên NN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trung tâm Giáo dục quốc tế, Khoa NN của Trường Đại học Hồng Đức và các trường đại học khác đóng trên địa bàn tỉnh để trở thành những đầu mối đào tạo, liên kết đào tạo; nâng cao công tác quản lý dạy và học NN; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dạy học NN... Tổng kinh phí thực hiện đề án gần 89 tỷ đồng.

Để triển khai thực hiện hiệu quả các đề án của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã xây dựng các chương trình kế hoạch, trong đó tập trung vào việc triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm theo Đề án NN quốc gia 2020; triển khai các chương trình làm quen NN bậc mầm non; rà soát, bồi dưỡng nâng cao năng lực NN và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của đề án và hoạt động của địa phương đối với đội ngũ giáo viên phổ thông; đồng thời phối hợp với Trường Đại học NN – Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học NN trên địa bàn tỉnh và đã rà soát, đánh giá trình độ năng lực NN cho gần 1.200 giáo viên tiếng Anh. Ngoài ra, hàng năm các đơn vị GD&ĐT trên địa bàn tỉnh còn xây dựng kế hoạch tự đánh giá và đánh giá năng lực giáo viên tiếng Anh theo yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bộ GD&ĐT... Đến nay, đã có 87,15% giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, 64,11% giáo viên tiếng Anh cấp THCS, 34,4% giáo viên tiếng Anh cấp THPT... đạt chuẩn năng lực NN theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học NN, những năm qua các địa phương, trường học trong tỉnh đã tăng cường đầu tư xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị bảo đảm việc dạy và học NN theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của việc dạy và học NN, nhất là đối với giáo dục phổ thông. Nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học NN, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XVII đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án mua sắm trang thiết bị triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học NN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025”. Theo đó, sẽ đầu tư trang thiết bị phòng dạy học NN hiện đại cho 27 trường THPT để xây dựng trường điển hình về dạy học NN (mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng cho 1 trường THPT). 1.295 trường phổ thông còn lại trên địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc dạy và học NN... Dự kiến, tổng mức đầu tư không quá 78.237 triệu đồng; thời gian thực hiện trong 2 năm (2020 và 2021).

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, để tạo bước chuyển mạnh mẽ trong dạy và học môn tiếng Anh, mỗi giáo viên và cả HS phải thực sự đam mê môn học này, coi môn học là nhu cầu thiết thực để phục vụ chính bản thân mình và cho sự phát triển của xã hội. Mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới. Về phía ngành GD&ĐT yêu cầu đặt ra là phải nâng cao công tác quản lý, kiên quyết sàng lọc những giáo viên không bảo đảm yêu cầu. Tiếng Anh là môn học khó nếu không có sự quyết tâm của cán bộ, giáo viên và HS toàn ngành cũng như sự chung tay góp sức của gia đình, xã hội thì việc thực hiện mục tiêu của Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học NN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025” của tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]