(Baothanhhoa.vn) - Mấy năm nay học phí ở nhiều trường đại học liên tục tăng. Sau mỗi mùa thi không ít dòng nước mắt lại lăn trên má học sinh nghèo. Trong những ngày qua báo chí tiếp tục thông tin nhiều hoàn cảnh học sinh nghèo phải tạm gác giấc mơ vào đại học dù đạt điểm thi rất cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Học phí và cơ hội học tập

Mấy năm nay học phí ở nhiều trường đại học liên tục tăng. Sau mỗi mùa thi không ít dòng nước mắt lại lăn trên má học sinh nghèo. Trong những ngày qua báo chí tiếp tục thông tin nhiều hoàn cảnh học sinh nghèo phải tạm gác giấc mơ vào đại học dù đạt điểm thi rất cao.

Học phí và cơ hội học tập

Nói tạm gác là một cách an ủi, chứ thực ra có thể sẽ là mãi mãi. Rất ít em có đủ bản lĩnh và điều kiện để đến với giảng đường sau đó, bởi bước ra cuộc sống ý chí dễ bị thui chột, nhiều em bị cuốn vào công việc thường nhật. Đã có những giấc mơ đại học cứ lụi tàn dần ngay trên cánh đồng làng.

Cách đây 3 tháng nhiều trường đại học đã công bố học phí năm học 2020 - 2021 với mức tăng khoảng 10%, nhiều ngành đạt mốc 2,5 triệu đồng/tháng. Có trường khối y, dược còn gây sốc khi tăng từ 2 đến 5 lần so với năm học 2019 - 2020.

Cơ chế tự chủ cho phép nhiều trường đại học tự xây dựng mức học phí đáp ứng chi phí đào tạo, nhưng lại chưa đáp ứng được mong muốn của tất cả người đi học.

Vẫn biết để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thì trường đại học phải cân đối được chi phí. Nhưng với mức học phí ở nhiều ngành, nhiều trường lên tới vài chục triệu đồng mỗi năm, thì liệu có quá mức và thiếu thực tế hay không?

Đó là một sự lãng phí xét ở góc độ chất lượng nhân lực. Bởi vì “rào cản” học phí đã làm cho nhiều trường mất đi không ít “hạt giống” tốt đầu vào.

Hiện nhiều trường đại học cam kết với mức học phí họ áp dụng sẽ đào tạo ra những sinh viên ưu tú, sinh viên tài năng. Nhưng liệu với mức tuyển sinh đầu vào ở nhiều ngành chưa đến 20 điểm, sinh viên chưa chắc đã đáp ứng được sự khắt khe của ngành học, chứ nói gì đến ưu tú.

Điểm tuyển sinh đầu vào thấp bởi không phải học sinh nào cũng có thể đáp ứng được điều kiện về học phí.

Khi đào tạo đại học chừng mực nào đó còn có sự máy móc, nặng về nguồn thu, thì chúng ta phải chấp nhận điều không mong muốn là không phải những học sinh tốt nhất đều có cơ hội học đại học hay theo học các ngành mũi nhọn, chất lượng cao để trở thành kỹ sư giỏi, bác sĩ giỏi.

Dù nhiều trường có quỹ học bổng sinh viên nghèo vượt khó, ngân hàng chính sách xã hội dành khoản kinh phí nhất định cho vay phục vụ học tập, nhưng cũng rất khó để đáp ứng được mức chi gia tăng hàng năm của sinh viên.

Không phải bây giờ gánh nặng tài chính mới gây áp lực lên sinh viên, mà là năm học này gánh nặng ấy ở nhiều trường đại học đã trở nên quá nặng.

Giữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chi phí đào tạo vẫn còn thiếu thống nhất và linh hoạt, chia sẻ.

Nhà nước trao quyền tự chủ cho trường đại học, nhưng vẫn cần sự định hướng, điều tiết phù hợp nhằm tăng cơ hội theo học của sinh viên, nhất là với những học sinh nghèo ham học và học giỏi, để chất xám không bị bỏ phí.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]