(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thường Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng Lê Lợi, với Phong trào Cần vương của danh nhân Cầm Bá Thước; có các địa danh nổi tiếng như Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng ngàn (Lễ hội Cửa Đặt). Ngoài ra, là nơi sinh sống của 55% đồng bào dân tộc Thái, đồng bào nơi đây còn gìn giữ được nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống như các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái, gắn với phát triển du lịch

Huyện Thường Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng Lê Lợi, với Phong trào Cần vương của danh nhân Cầm Bá Thước; có các địa danh nổi tiếng như Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng ngàn (Lễ hội Cửa Đặt). Ngoài ra, là nơi sinh sống của 55% đồng bào dân tộc Thái, đồng bào nơi đây còn gìn giữ được nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống như các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống.

Huyện Thường Xuân bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái, gắn với phát triển du lịch

Biểu diễn làn điệu hát khặp dân tộc Thái ở Thường Xuân.

Trong kho tàng văn hóa dân tộc Thái ở Thường Xuân không thể không nhắc tới kiến trúc nhà sàn, trang phục, ẩm thực, phong tục, tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian của đồng bào dân tộc Thái. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên, hằng năm, phòng văn hóa - thông tin huyện đã tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, có nhiều giải pháp cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái. Đến nay, huyện đã khôi phục được nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, như lễ hội Nàng Han, lễ hội Dâng trâu tế trời (Xớ Pha), lễ hội rước Thành Hoàng làng (xã Thọ Thanh), nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được khôi phục... Bên cạnh đó, hằng năm huyện tổ chức các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện; khuyến khích các xã có đồng bào dân tộc Thái khôi phục các lễ hội truyền thống và đưa các loại hình dân ca, dân vũ vào chương trình hội diễn, như: Hát xường, hát giao duyên, hát ru, hòa tấu nhạc cụ cồng chiêng và các trò chơi dân gian đánh mảng, đi cà kheo, ném còn, nhảy sạp... Đến nay, nhiều bản, làng vẫn còn giữ được nếp nhà sàn cổ, trang phục, phong tục truyền thống, như: Thôn Vịn, Đục ở xã Bát Mọt. Đời sống người dân gắn bó với thiên nhiên, những bản sắc văn hóa đậm đà của đồng bào Thái tại huyện Thường Xuân khó tìm thấy ở các địa phương khác.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái, gắn với phát triển du lịch huyện Thường Xuân đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Thường Xuân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Phấn đấu, đến năm 2025 đón 20.000 lượt khách du lịch; năm 2030 du lịch cộng đồng trở thành kinh tế mũi nhọn của huyện, đưa du lịch cộng đồng trở thành những điểm đến hấp dẫn của tỉnh và khu vực. Để làm được điều này, huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch để xây dựng kế hoạch đầu tư cho các dự án theo từng thời kỳ. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, điểm du lịch của huyện. Trước mắt huyện tập trung quy hoạch các khu du lịch trọng điểm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, lòng hồ Cửa Đặt; Khu di tích lịch sử văn hóa Hội thề Lũng Nhai; làng du lịch cộng đồng Thanh Xuân (xã Xuân Cẩm), bản Vịn (xã Bát Mọt). Quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử văn hóa; xây dựng các tour, tuyến; liên kết các khu, điểm du lịch, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, làng nghề truyền thống; thuê các chuyên gia về du lịch thiết kế những tour du lịch phù hợp điều kiện của Thường Xuân với sự kết hợp du lịch sinh thái và du lịch tâm linh...

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]