(Baothanhhoa.vn) - Trong 5 năm qua, cùng với triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát động nhiều phong trào ủng hộ, giúp đỡ người nghèo phù hợp với điều kiện, nhu cầu của hộ nghèo theo hướng trao “cần câu” và hướng dẫn cách thức để họ tự câu “con cá” vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trao phương tiện sản xuất - cách giảm nghèo hiệu quả

Trong 5 năm qua, cùng với triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát động nhiều phong trào ủng hộ, giúp đỡ người nghèo phù hợp với điều kiện, nhu cầu của hộ nghèo theo hướng trao “cần câu” và hướng dẫn cách thức để họ tự câu “con cá” vươn lên thoát nghèo.

Trao phương tiện sản xuất - cách giảm nghèo hiệu quả

Trao bò sinh sản cho hội viên phụ nữ xã Pù Nhi (Mường Lát).

Chị Lò Thị Nghĩa, bản Tứ Chiềng, xã Yên Khương (Lang Chánh) cho biết: Gia đình thuộc hộ nghèo, năm 2018 được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 2 con dê sinh sản và hướng dẫn cách chăm sóc, gia đình tôi rất phấn khởi và duy trì đàn dê có thời điểm lên đến 10 con. Nguồn thức ăn sẵn có nên công chăm sóc, chi phí không vất vả, tốn kém. Có động lực sản xuất, gia đình tôi tích góp mua thêm bò nuôi tiện công chăm sóc. Đến nay, gia đình tôi thực sự phấn khởi vì đã thoát nghèo và biết cách làm kinh tế.

Chị Lương Thị Tài, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Khương cho biết: cách hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ xã Yên Khương bằng con giống và cầm tay chỉ việc cho chị em rất có hiệu quả. Thay vì trước đây, nhiều chương trình giúp giảm nghèo bằng cách cho không thì nay chuyển sang hình thức “hỗ trợ”, “góp vốn đối ứng”. Hiện xã được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ con giống dê và bò sinh sản cũng theo hình thức này và thành lập tổ hợp tác để chị em cùng tham gia sản xuất, giám sát duy trì con giống và hỗ trợ nhau sản xuất nên hiệu quả hơn hẳn.

Hộ chị Mai Thị Quyết, phố 10, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn được vay 10 triệu đồng mua 1 con bò cái sinh sản. Chị Quyết được cấp ủy, chính quyền và nhiều hộ dân trong phố đánh giá là chăm chỉ lao động và có ý thức vươn lên thoát nghèo, nhưng do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng yếu, các con còn nhỏ, nên sau một năm hỗ trợ vốn mua bò, chị Quyết đã được câu lạc bộ giảm nghèo của phụ nữ phường họp xét không thu hồi vốn vay để giảm gánh nặng cho gia đình. Sau hơn 4 năm nỗ lực, cố gắng, gia đình chị đã có 3 bê con và gia đình chị phấn đấu thoát nghèo trong năm 2020.

Ông Phạm Văn Thương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị xã Bỉm Sơn cho biết: Để thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, MTTQ và các thành viên đã rà soát, phân loại đối tượng hộ nghèo, xem họ cần gì để giúp đỡ đạt hiệu quả, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của thị xã còn 0,6%.

Mỗi địa phương có đặc thù riêng nên cách giúp giảm nghèo cũng khác nhau. Ở xã Thanh Lâm (Như Xuân), sau khi rà soát, phân loại đối tượng hộ nghèo, đánh giá nguyên nhân, đảng ủy xã phân công cho các tổ chức đoàn thể đảm nhận một phần việc hỗ trợ, giúp hội viên, đoàn viên thoát nghèo. Ngoài nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức đoàn thể còn xây dựng quỹ tiết kiệm cho nhau vay không lãi, giúp ngày công, con giống, hỗ trợ xây nhà... tặng quà nhân dịp lễ, tết... Bằng những việc làm trên, hội viên, đoàn viên, người dân cảm thấy được quan tâm, chia sẻ nên tích cực tham gia các hoạt động sản xuất hơn, gắn bó giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã năm 2019 còn 15%.

Giai đoạn 2016-2019, tỉnh Thanh Hóa đã giảm được 10,24% tỷ lệ hộ nghèo, bình quân giảm 2,56%/năm, trong nhóm các tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước. Đây được đánh giá là 1 trong những kết quả nổi bật của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Điều đáng mừng là thông qua các chương trình, dự án được triển khai để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, năng lực sản xuất, ý chí vươn lên của người nghèo đã được nâng lên, sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã giảm rõ rệt.

Giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh đã giảm được hơn 96.600 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo từ 13,51% năm 2016 giảm xuống còn 3,27% cuối năm 2019. Đã có 1 huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a; 24 xã bãi ngang ven biển, 5 xã và 55 thôn, bản khu vực miền núi thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Người nghèo và cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng đầy đủ và tốt hơn, 100% khẩu cận nghèo được mua bảo hiểm y tế, 95% hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh, 90% hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, 100% hộ nghèo được tiếp cận dịch vụ thông tin truyền thông, toàn tỉnh có hơn 30.000 hộ nghèo xây được nhà ở kiên cố.

Bài và ảnh: Minh Trang


Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]