(Baothanhhoa.vn) - Tháng 8-1970 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bác Hoàng Viết Toán ở xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân đã gác bút nghiên lên đường vào Nam đánh Mỹ, tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, Đường 9 Nam Lào, tháng 2-1973 bác bị thương ở chiến dịch Tây Đường 9 (Mường Phìn - Phà Lan - Đồng Hến) với thương tích 41% và bị phơi nhiễm chất độc hóa học dioxin.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương binh Hoàng Viết Toán tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong thời bình

Thương binh Hoàng Viết Toán tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong thời bình

Thương binh Hoàng Viết Toán chăm sóc vườn cây ăn quả.

Tháng 8-1970 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bác Hoàng Viết Toán ở xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân đã gác bút nghiên lên đường vào Nam đánh Mỹ, tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, Đường 9 Nam Lào, tháng 2-1973 bác bị thương ở chiến dịch Tây Đường 9 (Mường Phìn - Phà Lan - Đồng Hến) với thương tích 41% và bị phơi nhiễm chất độc hóa học dioxin.

Tháng 2-1976 bác phục viên về trận tuyến mới xây dựng quê hương với 28 năm công tác, kinh qua các chức danh: Bí thư đoàn, Chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lai. Dù ở cương vị, nhiệm vụ gì được đảng bộ và Nhân dân giao cho, bác đều phấn đấu hoàn thành xuất sắc.

Nghỉ hưu, thương binh Hoàng Viết Toán tiếp tục khẳng định bản lĩnh người đảng viên, người lính Cụ Hồ đóng góp công sức, trí tuệ cùng đảng bộ, Nhân dân xã nhà xây dựng quê hương ngày một phát triển. Lúc đó, làng Phong Lai, xã Xuân Lai có một con đường dài 1,2 km lầy lội, nhưng do hạn hẹp về kinh phí nên chưa làm được, bác đã mạnh dạn đề xuất với thường vụ đảng ủy xã cho chủ trương vận động 3 chi bộ thôn làng Phong Lai ra nghị quyết liên tịch để làm đường. Được 3 chi bộ và Nhân dân trong thôn bầu làm trưởng ban, bác Toán cùng các thành viên đã vận động con em sống xa quê trên mọi miền Tổ quốc ủng hộ, đóng góp cùng Nhân dân trong thôn. Được Nhân dân đồng tình ủng hộ, kết quả chỉ trong 3 tháng, 1,2 km đường với 4 con dốc lên đê sông Chu đã hoàn thành từ nguồn kinh phí xã hội hóa 850 triệu đồng, Nhân dân rất vui mừng phấn khởi. Đến năm 2015, thực hiện chủ trương của đảng bộ xã xây dựng nhà văn hóa thôn, chỉnh trang đường giao thông, cống rãnh tiêu thoát nước, bác tiếp tục được chi bộ và Nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng ban và đã vận động nguồn lực được trên 650 triệu đồng để xây nhà văn hóa, làm cho bộ mặt làng quê thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, góp phần cùng toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Năm 2018 tuyến kênh Bắc được thi công đi qua cánh đồng và hệ thống tiêu thoát nước của địa phương nhưng không có hệ thống đóng. Nguy cơ sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề khi có lũ lụt, bác Toán đã nghiên cứu thiết kế giải pháp khắc phục là đổ trụ bê tông phân đôi dòng chảy, lắp ván có hèm để đắp đất ngăn lũ lụt tràn vào ruộng, vào làng. Sáng kiến của bác được lãnh đạo xã ủng hộ và đề nghị bác làm trưởng ban thi công. Công trình được tiến hành thi công với hiện trường vô cùng khó khăn, bùn đất sình lầy, nhưng với tâm niệm đã tham gia thì phải làm tốt, phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình và thể hiện được tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên, thương binh và công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Vì vậy trận lụt lịch sử năm 2018 nước sông Cầu Chày lên cao nhưng không bị ảnh hưởng đến mùa màng, làng quê không bị úng lụt.

Trong công tác xã hội là vậy, về phía dòng họ, bác Toán được dòng họ Hoàng Viết cử làm trưởng ban khuyến học suốt 17 năm qua và bác đã có nhiều giải pháp cùng dòng họ động viên khuyến học, khuyến tài nên cả dòng họ đều chăm lo cho việc học tập của con cháu, tích cực giúp đỡ khuyến học, đóng quỹ khuyến học để tạo điều kiện, động viên, khen thưởng con, cháu trong dòng họ vươn lên học giỏi. Từ đó phong trào học tập, rèn luyện ngày càng phát triển, quỹ khuyến học của dòng họ luôn có từ 70 đến 75 triệu đồng. Có 92 cháu đậu vào các trường đại học, cao đẳng, học xong ra trường đều có công ăn việc làm ổn định. Từ phong trào trên năm 2012-2013 dòng họ đã được UBND huyện, UBND tỉnh và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen.

Đối với gia đình, bác Toán luôn là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, thường xuyên động viên, nhắc nhở con, cháu tích cực lao động sản xuất, học tập tiến bộ, xây dựng nếp sống văn hóa, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, xây dựng người công dân gương mẫu, gia đình văn hóa mẫu mực, phát triển toàn diện. Cùng con cháu phát triển kinh tế, kinh doanh dịch vụ cho thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 300 đến 350 triệu đồng. Gia đình bác Toán nhiều được năm bình chọn “Gia đình ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, sản xuất, kinh doanh giỏi. Với những kết quả đạt được trong quá trình công tác, bác Toán đã nhận được nhiều giấy khen các cấp. Trong tháng 7 nghĩa tình này bác vinh dự được dự buổi gặp mặt người có công tiêu biểu toàn tỉnh tổ chức tại TP Sầm Sơn. Song, phần thưởng cao quý nhất đối với thương binh Hoàng Viết Toán chính là sự tin yêu, quý trọng của Nhân dân.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]