(Baothanhhoa.vn) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố số liệu, đến hết tháng 10-2021, cả nước có tới 701.939 người xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sửa đổi để thích ứng lâu dài

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố số liệu, đến hết tháng 10-2021, cả nước có tới 701.939 người xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Sửa đổi để thích ứng lâu dài

(Ảnh minh họa)

Như vậy, trong rất nhiều khó khăn trên mặt trận an sinh xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt, đã có thêm nỗi lo mới.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh trong 7 tháng qua đã làm mất đi sinh kế của nhiều người, buộc họ phải nghĩ đến chuyện tiêu đến những khoản tiền để dành. Cùng với đó, những bất cập liên quan đến quy định bảo hiểm đã khiến nhiều người nghĩ đến chuyện “ăn non”.

Dù biết việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ làm mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng sau thời điểm này, nhưng nhiều người vẫn chấp nhận. Có lẽ với họ không còn lựa chọn khác.

Rút bảo hiểm xã hội một lần giúp người lao động có tiền giải quyết việc trước mắt, nhưng lại mất đi “cây gậy” chống trong tương lai của chính họ. Bởi nhiều người chưa đến tuổi nghỉ làm việc nhưng đã tiêu hết tiền dưỡng già. Lương hưu và quyền lợi bảo hiểm y tế khi không còn nữa, lâu dần sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã đề xuất cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để quản lý tốt hơn tình trạng rút bảo hiểm một lần.

Đề xuất hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần đã được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nhưng chưa thực hiện được vì công nhân phản ứng, Chính phủ sau đó đã phải kiến nghị Quốc hội sửa đổi theo hướng để người lao động tự chọn hưởng một lần hoặc bảo lưu để đóng tiếp nếu có điều kiện.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây hệ lụy lớn, làm xáo trộn nhiều vấn đề xã hội. Rút tiền gửi ngân hàng, rút tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền đầu tư... là những diễn biến dễ thấy khi mà có những bất ổn xã hội xảy ra. Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ không tốt cho cả cơ quan bảo hiểm xã hội lẫn người tham gia.

Bảo hiểm xã hội được xem là một trụ cột của an sinh xã hội. Bất cứ sự biến động nào mà không được giải quyết sớm và triệt để cũng sẽ đe dọa sự lung lay của trụ cột này. Trong lúc chờ đợi kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để phù hợp với đời sống và tình huống phát sinh, vấn đề được quan tâm là cơ quan chức năng cần xem xét lại chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp cần được tính toán, cân đối lại để phù hợp hơn, hỗ trợ, giúp người lao động vượt qua được khó khăn tạm thời, mà không cần phải nghĩ đến chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần.

Việc thay đổi linh hoạt các chính sách an sinh xã hội hướng vào người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ, là sự đảm bảo để chúng ta có thể chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]