(Baothanhhoa.vn) - Nhân đạo luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. “Thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”... là những câu tục ngữ sâu sắc, ý nghĩa được đúc kết từ trí tuệ dân gian và truyền thống nhân đạo quý báu ấy. Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức, tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao con người. Đó cũng là nền tảng vững chắc, giá trị cao cả cho sự ra đời của tổ chức hội chữ thập đỏ (CTĐ).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sắc màu nhân đạo

Nhân đạo luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. “Thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”... là những câu tục ngữ sâu sắc, ý nghĩa được đúc kết từ trí tuệ dân gian và truyền thống nhân đạo quý báu ấy. Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức, tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao con người. Đó cũng là nền tảng vững chắc, giá trị cao cả cho sự ra đời của tổ chức hội chữ thập đỏ (CTĐ).

Sắc màu nhân đạo

Các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn lựa chọn những mặt hàng thiết yếu miễn phí tại Hội chợ nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức.

Hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 23-11-1957, là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng, nằm trong hệ thống 4 cấp của Hội CTĐ Việt Nam. Tổ chức hội hiện được phủ khắp ở 27 huyện, thị xã, thành phố và 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; hơn 120 hội CTĐ tại các trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 59 hội CTĐ khối cơ quan, doanh nghiệp với tổng số gần 100.000 hội viên hoạt động. Bên cạnh đó, tổ chức hội CTĐ trong trường học tiếp tục được giữ vững ở tất cả các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Lực lượng tình nguyện viên CTĐ tiếp tục được phát triển với 124 câu lạc bộ (CLB) tình nguyện viên và 3.578 người tình nguyện. Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, giá trị của hoạt động nhân đạo đối với cộng đồng, xã hội, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, của Trung ương Hội CTĐ Việt Nam; các cấp hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong công tác nhân đạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối và vai trò điều phối trong hoạt động nhân đạo; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội và an ninh - quốc phòng.

Với mục tiêu huy động và kết nối triệu trái tim nhân ái để cùng sẻ chia, mang lại niềm tin và sự khởi đầu mới tốt đẹp cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, Hội CTĐ tỉnh đã làm tốt công tác đối ngoại Nhân dân, vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hội quốc gia để tổ chức có hiệu quả các hoạt động nhân đạo. Qua đó, nhiều mô hình, phong trào điển hình được triển khai và phát triển ngày càng sâu rộng với phương châm: Bám sát đối tượng, bám sát địa bàn, gắn các phong trào thi đua với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tiêu biểu như: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, phong trào “Chung tay vì cộng đồng - hỗ trợ bò giống giúp người nghèo biên giới” và chương trình“Ngân hàng bò”, phong trào “Công trình CTĐ tham gia xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Bếp ăn tình thương” hỗ trợ suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo, phong trào “Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí”, phong trào “Hiến máu tình nguyện” và phong trào “Ủng hộ nạn nhân thiên tai”, “Tháng Nhân đạo”, phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, công dân kiểu mẫu” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... Tổng giá trị các phong trào thi đua trong 5 năm qua (2015–2020) đạt 372 tỷ đồng, giúp đỡ cho trên 1 triệu lượt đối tượng (gấp gần 2 lần so với cùng kỳ).

Với thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, hoạt động “hiến máu tình nguyện” đã có bước phát triển vượt trội, có sức lan tỏa sâu rộng và trở thành phong trào thường xuyên của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Đây được xem là một trong những phong trào tiêu biểu của các cấp hội, có sức lan tỏa, kết nối và sẻ chia sâu sắc với cộng đồng, xã hội. Ai đã từng một lần ghé thăm các bệnh nhân đang điều trị căn bệnh thiếu máu huyết tán hay thường gọi là tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh Thalassemia) tại Khoa máu – thận (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) mới thấm thía hết được giá trị của những giọt máu nhân đạo. Bởi lẽ, khi mắc hội chứng tan máu bẩm sinh, bệnh nhân buộc phải truyền máu và thải sắt suốt đời. Nếu không được truyền máu và thải sắt đều đặn, họ sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Chính bởi vậy, số lượng đơn vị máu mà các bệnh viện cần để phục vụ cho người bệnh là rất lớn. Tuy nhiên, có những thời điểm, Khoa máu – thận (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) vẫn xảy ra tình trạng thiếu, thậm chí khan hiếm máu, nhất là khối tiểu cầu. Vì thế, có thời điểm, bệnh nhân phải lưu trú tại bệnh viện dài ngày để chờ truyền máu. Trong khi đó, phần đa các bệnh nhi mắc căn bệnh này đều có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, có những bệnh nhi là người dân tộc thiểu số, từ vùng sâu, vùng xa xuống viện điều trị bệnh với vỏn vẹn vài đồng “lận lưng”, chi phí sinh hoạt lại phát sinh, ăn uống dè dặt, tạm bợ mà nhiều khi chẳng đủ tiền bắt chuyến xe về quê.

Do đó, để giải quyết tình trạng thiếu và khan hiếm máu trong cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, vai trò của các phong trào vận động hiến máu nhân đạo là đặc biệt quan trọng. Với trách nhiệm là Thường trực ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện, các cấp hội trong tỉnh đã tích cực triển khai, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên và người tình nguyện, tích cực tham gia hiến máu trong các sự kiện như: Ngày hội hiến máu tình nguyện, Lễ hội Xuân hồng, Chiến dịch “Những giọt máu hồng” vào các dịp hè hàng năm, chiến dịch “Giọt hồng Blu trắng” trong ngành y tế. Từ năm 2013 đến nay, Chương trình “Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt” đã tổ chức, triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình mới như: CLB ngân hàng máu sống, ngân hàng máu hiếm; CLB hiến tiểu cầu, điểm hiến máu cố định đã và đang phát triển, nhân rộng ở các địa phương, đơn vị. Những năm qua, thông qua phong trào và các sự kiện lớn, đã có trên 120.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên và người lao động đăng ký hiến máu tình nguyện và tiếp nhận được 106.917 đơn vị máu an toàn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu máu dùng trong cấp cứu và điều trị. Tiêu biểu là các đơn vị: Nông Cống, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Quảng Xương, Đông Sơn, Thạch Thành, Thiệu Hóa, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, cán bộ, viên chức ngành y tế, Công an tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa. Đặc biệt, phong trào đã và đang phát triển đến các huyện miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn như Quan Hóa (đã tổ chức trong năm 2020), Mường Lát, Quan Sơn (đã thành lập được CLB ngân hàng máu sống năm 2018 và năm 2020).

Từ những hoạt động thiết thực với nhiều giá trị có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhận thức của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên CTĐ và các tầng lớp Nhân dân về công tác nhân đạo đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Song song với việc tổ chức triển khai vận động và tiếp nhận sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân theo các phong trào truyền thống, các đợt xảy ra thiên tai... Đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hảo tâm đã chủ động liên hệ với các cấp hội trong tỉnh để: trợ giúp vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ tiền xây nhà; trao tặng học bổng; đăng ký hiến máu nhân đạo... Các hoạt động, các phong trào lớn do hội phát động đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và trở thành những phong trào, những hoạt động thường xuyên của xã hội và được nhân rộng trong cộng đồng.

Cùng với những kết quả đã đạt được, công tác nhân đạo vẫn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp, cực đoan hơn; hậu quả của chiến tranh để lại và ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa... đã ảnh hưởng không nhỏ đến người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Ông Phạm Hùng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội CTĐ Thanh Hóa cho biết: “Để phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, các cấp hội trong tỉnh tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua trong các cấp hội đảm bảo thiết thực, hiệu quả, sát với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng Hội CTĐ tỉnh trở thành tổ chức hội vững mạnh, chuyên nghiệp, đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, góp phần xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu”.

Bài và ảnh: Thảo Linh


Bài và ảnh: Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]