(Baothanhhoa.vn) - Đã thành thông lệ, cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), mọi người lại nô nức chuẩn bị đồ lễ để “giết sâu bọ”.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Đã thành thông lệ, cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), mọi người lại nô nức chuẩn bị đồ lễ để “giết sâu bọ”.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Từ 6 giờ sáng, những hàng bán các món ăn truyền thống của ngày Tết Đoan Ngọ tại khắp các chợ đã nhộn nhịp người mua.

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày này.

Người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương tạ ơn trời đất ban cho mùa màng bội thu và bày tỏ mong ước sâu bọ không phát triển để cây cối ra hoa, kết quả tươi tốt.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Nhiều tiểu thương đã chuẩn bị hàng chục kg cơm rượu nếp để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Theo khảo sát, từ chiều 4-5 âm lịch (24-6), các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ đã bắt đầu đông khách hơn ngày thường. Tuy nhiên, hoạt động mua bán nhộn nhịp, náo nhiệt nhất là vào sáng sớm ngày chính lễ Tết Đoan Ngọ.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài cơm rượu nếp trắng, nhiều người còn tìm mua cơm rượu nếp cẩm để bày lễ.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh đa cũng được các bà nội trợ chọn mua khá nhiều.

Người dân TP Thanh Hóa mua sắm thực phẩm ngày Tết Đoan Ngọ

Ai ai cũng vội vã sắm sửa đồ lễ về nhà “giết sâu bọ” trước khi đi làm vào buổi sáng.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này.

Thu Hà - Hoài Thu


Thu Hà - Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]