(Baothanhhoa.vn) - Hàng ngày, người dân ở huyện biên giới Quan Sơn vào rừng từ sáng sớm để đốn cây vầu, cây nứa về chẻ thành nan bán cho thương lái.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Hàng ngày, người dân ở huyện biên giới Quan Sơn vào rừng từ sáng sớm để đốn cây vầu, cây nứa về chẻ thành nan bán cho thương lái.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Những ngày đầu tháng 8, người dân ở các xã trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn huy động nhân lực làm nan thanh đem bán. Tại bản Na Nghịu, xã Sơn Điện, mỗi buổi trưa người dân thường tập trung dưới tán cây có bóng mát ven bờ sông Luồng ngồi làm nan. Họ vừa cưa cắt, vừa chẻ nan, tiếng cười nói rôm rả.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Sau chừng 4 tiếng lên rừng, anh Lương Văn Luân (32 tuổi, ở xã Sơn Điện) trở ra với hai bó vầu, mỗi bó gần 10 cây rồi hì hục kéo sang sông đưa về nhà chuẩn bị chẻ nan. Nhà anh Luân ở bên này sông Luồng, mảnh rừng anh trồng nguyên liệu nằm bên kia sông nên muốn có nguyên liệu làm nan, anh phải dậy sớm chèo bè mảng vượt sông mới đến nơi. “Năm nay thời tiết thuận lợi nên cây vầu, cây nứa khá to, óng dài...”, Luân nói.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Sau khi lấy được số nguyên liệu trong rừng, người dân Na Nghịu dùng cưa tay cắt bỏ phần mắt, chia thành các đốt ống cỡ 50-100cm tùy loại dài ngắn khác nhau để chẻ nan.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Chị Lê Thị Hằng, 36 tuổi quê ở tỉnh Quảng Bình mới lấy chồng về Sơn Điện 4 năm nay nhưng đã thạo nghề làm nan. “Nghề này không khó, song tương đối vất vả, phải cặm cụi cả ngày mới được 150.000-200.000 đồng”.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Cụ bà Lữ Thị Phế đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn cầm dao chẻ nan thoăn thoắt. Bà Phế gắn bó với nghề làm nan chừng 20 năm nay. Vì lớn tuổi nên bà cụ không thể vào rừng đốn cây như khi còn trẻ mà chỉ ở nhà chờ con cháu đưa cây về thì phụ chẻ giúp.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Ngắm nghía cây vầu trước khi đo kích cỡ cắt thành từng đoạn ngắn, ông Phạm Bá Phòng, 66 tuổi cho hay, gia đình có hơn 1ha đất rừng, cách nhà độ 2km. “Những cây non sẽ được giữ lại để nuôi măng cho những mùa tới, tuyệt đối không được chặt vì sẽ mất rừng...”, ông Phòng chia sẻ.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Mỗi ngày, sau bữa sáng, ông Phòng vác dao lên rừng, cứ chặt được 8-9 cây vầu thì bó lại kéo xuống núi. Vì người vợ ốm đau nên gia đình chỉ một mình ông làm nan, ông Phòng cứ chặt đủ hai bó thì về nghỉ ngơi, buổi chiều sẽ ngồi ở nhà chẻ nan. Ngày làm việc của ông Phòng và các gia đình khác ở Na Nghịu đều lặp lại như vậy. Họ không cắt ồ ạt cây vầu mà chỉ đốn đủ cho một ngày, hôm sau lại lên rừng chặt tiếp vì sợ cây khô nhẹ cân, lúc bán sẽ bị thiệt. Những cây được chọn là loại bánh tẻ, có tuổi đời 2-3 năm.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Có nhiều năm kinh nghiệm làm nan nên gần đây ông Phòng sáng chế ra con dao chẻ nan khá hiệu quả, không phải chẻ từng mảnh. Con dao có hình tròn, bên trong được hàn 10 cái lưỡi. Sau khi cắt ống cây vầu ra khỏi thân, ông Phòng đưa lưỡi dao lên căn chỉnh rồi giỗ mạnh xuống nền đất. Ống cây sau đó được tách ra thành những que nan đều tăm tắp.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Cuối buổi chiều, ông Phòng gom nan buộc thành từng bó nhỏ 7-8kg chuẩn bị xuất bán.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Người dân không phải mang hàng đi nhập mà chỉ cần bó lại, xếp ven đường quốc lộ, cuối ngày sẽ có thương lái đánh xe đến tận nơi cân và trả tiền. Hiện giá bán nan tại nhà giao động 170.00-180.000 đồng một tạ, cao hơn các năm trước đây. Nan thanh sau đó được ôtô tải vận chuyển về các nhà máy chế biến để làm tăm hay sản phẩm đan lát mỹ nghệ...

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Vầu, nứa là những loài cây mọc tự nhiên trên rừng ở Quan Sơn, nông dân không phải mất công chăm sóc nên giúp họ có một khoản thu nhập ổn định lúc nông nhàn. Lao động có sức khoẻ, làm việc 8-10 tiếng thì thu nhập được gần 200.000 đồng, người già yếu hơn chỉ được non nửa số đó.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Mùa làm nan ở Quan Sơn kéo dài từ tháng 10 năm trước đến giữa tháng 8 năm sau. Hàng năm, chính quyền địa phương sẽ cấm cửa rừng khi mùa măng đến. Trong khoảng 45 ngày, không ai được vào rừng lấy vầu, nứa mà để măng phát triển cho vụ kế tiếp.

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Huyện biên giới Quan Sơn có địa hình nhiều đồi núi, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây vầu, cây nứa và cây luồng phát triển. Tại Thanh Hoá, ngoài Quan Sơn, nghề làm nan cũng phát triển ở các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Mường Lát, Lang Chánh...

Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết, toàn huyện có gần 41.000 ha rừng vầu, nứa và tre luồng, tập trung ở các xã Trung Thượng, Tam Thanh, Mường Mìn, Na Mèo, Sơn Điện... Nguồn thu từ nghề làm nan thanh đã giúp hàng nghìn gia đình nông dân địa phương có công việc ổn định, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên theo ông, giá cả thu mua mặt hàng này còn bấp bênh và tình trạng thiếu hụt lao động sản xuất, nhất là lao động trẻ, khiến một phần diện tích rừng chưa được khai thác hiệu quả.

Tin liên quan:
  • Nghề làm nan ở miền Tây xứ Thanh
    Huyện Quan Sơn phát triển nghề chế biến lâm sản

    Huyện Quan Sơn hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp 11.931,36 ha; trong đó, diện tích rừng sản xuất 10.205,87 ha, rừng phòng hộ 1.725,49 ha. Để duy trì ổn định diện tích rừng, hàng năm, huyện trồng mới gần 2.000 ha rừng tập trung; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 120.000m3.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]