(Baothanhhoa.vn) - Trong 4 loại “giặc” được nhắc đến từ nghìn xưa, “giặc nước” xếp hàng đầu. Điều đó cho thấy mức độ và hậu quả của lũ, lụt nguy hiểm như thế nào.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng tầm trách nhiệm ứng phó với lũ, lụt

Nâng tầm trách nhiệm ứng phó với lũ, lụt

(Ảnh minh họa)

Trong 4 loại “giặc” được nhắc đến từ nghìn xưa, “giặc nước” xếp hàng đầu. Điều đó cho thấy mức độ và hậu quả của lũ, lụt nguy hiểm như thế nào.

Thế nhưng trong khi nhiều cơ quan chức năng đang nỗ lực vào cuộc, tìm biện pháp phòng lũ, ngăn lũ, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai, thì vẫn còn đó sự dửng dưng của một bộ phận người dân, thậm chí là cả chính quyền cấp xã ở một số nơi có nguy cơ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất đá.

Nhưng năm qua dù đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng tình trạng phá rừng, khai thác mỏ tự phát, can thiệp quá mức làm thay đổi dòng chảy của sông, suối vẫn xảy ra ở một số địa phương mà ít có sự can thiệp đủ mạnh từ phía chính quyền sở tại. Cùng với đó còn nhiều người dân vẫn mạo hiểm, liều lĩnh làm nhà ở ven sông suối, dưới những chân núi hay những vùng có nguy cơ thiên tai.

Chỉ khi các cơ quan chức năng kiểm tra mới phát hiện ra những vi phạm này. Việc chủ động phát hiện, xử lý ngay từ ban đầu của chính quyền sở tại có thể nói là không nhiều. Điều này cho thấy không chỉ người dân chủ quan trước nguy cơ thiên tai, mà chính quyền một số nơi cũng còn hết sức chủ quan, xem nhẹ vấn đề này.

Thực tế đặt ra và tiếp tục câu thúc trách nhiệm vào cuộc cao hơn từ phía cơ quan chức năng nhằm làm thay đổi nhận thức, thói quen trong sản xuất, sinh hoạt và cư trú của người dân cũng như nâng cao hơn một bước trách nhiệm của chính quyền ở những vùng có nguy cơ thiên tai.

Thời gian qua, pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực liên quan đã được hoàn thiện, đòi hỏi chính quyền và người dân phải có trách nhiệm thực hiện tốt hơn nhằm bảo vệ sự bình yên cho chính cuộc sống của mình, góp phần thượng tôn pháp luật.

Để tạo sự chuyển biến toàn diện trong phòng, chống thiên tai, trước hết đòi hỏi cơ quan chức năng cần xử lý dứt điểm những vi phạm tồn đọng lâu nay, nhằm loại bỏ tình trạng nhờn luật ra khỏi các cộng đồng dân cư vùng nguy cơ.

Cùng với đó, chính quyền các địa phương phải thực hiện đúng chức năng, hết trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong đó phải gắn chặt trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng vi phạm trong phòng, chống thiên tai.

Mấy năm qua lũ, lụt, sạt lở đất đá đã tàn phá nhiều khu vực ở miền núi Thanh Hóa và bây giờ điều đó đang là nỗi kinh hoàng ở nhiều tỉnh khu vực Bắc miền Trung. Càng đau xót, càng đòi hỏi cơ quan chức năng, chính quyền và mỗi người dân phải nhìn vào để thấy hết sự nguy hiểm của “thủy tặc”, từ đó tự giác nâng cao tinh thần, trách nhiệm chủ động ứng phó với thiên tai trong mọi tình huống.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]