(Baothanhhoa.vn) - Hàng chục thôn, làng được tách từ Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng (tiền thân là Nông trường Sao Vàng) về các xã lân cận đã được 9 năm, nhưng vẫn sử dụng nhà văn hóa, trường mầm non, khu thể thao... của doanh nghiệp cho mượn. Sự bất hợp lý giữa khâu quản lý và sử dụng các công trình hạ tầng này đã gây ra một số hệ lụy...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó thực hiện tiêu chí nông thôn mới vì hạ tầng... đi mượn

Hàng chục thôn, làng được tách từ Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng (tiền thân là Nông trường Sao Vàng) về các xã lân cận đã được 9 năm, nhưng vẫn sử dụng nhà văn hóa, trường mầm non, khu thể thao... của doanh nghiệp cho mượn. Sự bất hợp lý giữa khâu quản lý và sử dụng các công trình hạ tầng này đã gây ra một số hệ lụy...

Lớp mầm non của Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn - Sao Vàng (trước kia) tọa lạc tại thôn 11, xã Xuân Thắng hiện tại bị bỏ hoang do không còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Năm 2010, lần lượt các đội sản xuất thuộc Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng được chuyển về cho các xã lân cận thuộc huyện Thọ Xuân quản lý về mặt hành chính, nhân khẩu. Nằm ngay phía Đông và Đông Nam của trụ sở Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng, các đội sản xuất số 6, 8 và 11 được lần lượt chuyển thành các thôn 13, 12 và 14 của xã Xuân Thắng. Các đội sản xuất 4a, 4b và đội Lò Vôi của công ty cũng được chuyển thành các thôn trực thuộc xã Thọ Lâm. Xã Xuân Sơn cũng có 2 thôn được thành lập mới vào thời điểm này bởi việc bàn giao 2 đội sản xuất từ công ty về xã theo chủ trương chung và nhu cầu bức thiết của người dân. Sau khi các thôn được “chuyển khẩu” về các xã, toàn bộ nhân khẩu được các xã quản lý, song nhiều người trong độ tuổi lao động vẫn trong danh sách công nhân của công ty. Theo đó, hệ thống hạ tầng, như: Đường giao thông, nhà văn hóa, lớp học mầm non, sân thể thao... vẫn được sử dụng, phục vụ người lao động của công ty.

Lúc này, tuy vẫn cộng đồng dân cư cũ nhưng lại sinh ra tổ chức hành chính cấp thôn mới, không trực thuộc công ty. Nhu cầu có nhà văn hóa, các hạ tầng liên quan phát sinh, song đa phần các hộ kinh tế còn khó khăn nên các thôn đặt vấn đề... mượn hệ thống hạ tầng cũ của Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng. Được phía công ty tạo điều kiện cho mượn hệ thống hạ tầng có sẵn, các thôn sử dụng từ ngày đó đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, phát sinh những bất cập bởi sự “lệch pha” giữa khâu sử dụng và khâu sở hữu. Ông Phan Trọng Nhạn, trưởng thôn 13, xã Xuân Thắng, cho biết: Một số lần, thôn, các đoàn thể hay chi bộ định tổ chức họp tại nhà văn hóa, song lại trùng với một cuộc họp nào đó của người lao động công ty, chúng tôi đành phải hoãn lại bởi nhà văn hóa là của họ. Nhà văn hóa của thôn đang mượn cũng được xây dựng từ năm 1991, khá cũ nhưng nay nhân dân cũng không muốn xin sửa chữa...

Tìm hiểu tại nhiều thôn trong diện được tách từ Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng về các xã lân cận, hiện có nhiều thôn đang sử dụng nhà văn hóa cấp IV cũ kỹ, quy mô nhỏ hẹp, được xây dựng từ hàng chục năm trước. Theo Hướng dẫn số 4688 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 14–11–2016, muốn đạt tiêu chí nông thôn mới, nhà văn hóa cấp thôn khu vực đồng bằng phải khang trang, tổng diện tích phải đạt tối thiểu 500 m2 và phải bảo đảm có từ 100 chỗ ngồi trở lên. Như vậy, nhiều nhà văn hóa của các thôn nói trên không đạt, điều đó đồng nghĩa, họ khó khăn trong việc hoàn thành tiêu chí nông thôn mới này ở cấp thôn, dẫn đến toàn xã cũng khó khăn trong thực hiện tiêu chí này. Riêng tại xã Xuân Thắng, hiện nhà văn hóa các thôn 12 và 14 còn cũ kỹ, nhỏ hẹp...

Đáng nói, các thôn không thể tự ý sửa chữa, nâng cấp các hệ thống hạ tầng đi mượn này, nhất là nhà văn hóa thôn để phù hợp với tiêu chí nông thôn mới, bởi nó là tài sản và thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng. Một số nơi, sau khi xin phép, được phía công ty cho phép sửa chữa, song người dân cũng không hào hứng đóng góp bởi họ quan niệm, có sửa chữa khang trang cũng không phải của họ lâu dài. Vấn đề đặt ra là, nếu các địa phương xin được cấp đất, đóng góp xây dựng nhà văn hóa mới để phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì sẽ có 2 nhà văn hóa, trong đó một nhà sẽ bị bỏ hoang hoặc rất ít sử dụng, sẽ xuống cấp, hư hỏng.

Ông Trình Ngọc Lập, bí thư chi bộ thôn 11, xã Xuân Thắng, bày tỏ quan điểm: Tài sản của Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn – Sao Vàng cũng là tài sản Nhà nước, cũng sử dụng đất Nhà nước. Nếu để nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa mới sẽ gây lãng phí đất đai, tốm kém tiền của. Nên chăng, các cấp chính quyền và phía công ty nghiên cứu, chuyển đổi các công trình hạ tầng này về cho nhân dân địa phương quản lý, sử dụng, đầu tư nâng cấp để bảo đảm đạt tiêu chí nông thôn mới.


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]