(Baothanhhoa.vn) - Tính đến tháng 12-2019, sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Như Thanh còn 14 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã thuộc diện khó khăn. Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh tập trung phát triển hạ tầng ở các xã vùng khó khăn

Tính đến tháng 12-2019, sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Như Thanh còn 14 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã thuộc diện khó khăn. Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng khó khăn.

Huyện Như Thanh tập trung phát triển hạ tầng ở các xã vùng khó khăn

Trường Tiểu học xã Xuân Phúc mới được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.

Về xã Xuân Phúc hôm nay, chúng ta có thể nhận thấy những đổi thay rõ nét, bộ mặt nông thôn đang khởi sắc từng ngày. Những tuyến đường liên thôn, liên xã lầy lội trước kia được bê tông kiên cố rộng rãi, sạch đẹp... Có được kết quả trên, những năm qua thông qua các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước, tỉnh về chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới cùng sự đồng lòng, chung sức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã Xuân Phúc đã huy động được trên 120 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân sinh. Đến nay, hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, hệ thống điện, nước sạch đều đã được đầu tư xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Ông Nguyễn Hoàng Ngọc, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Như Thanh, cho biết: Những năm qua, huyện Như Thanh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, đặc biệt là ở các xã vùng khó khăn, với tổng nguồn vốn trên 1.273 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, công sở xã, nhà văn hóa thôn... Nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, như: Đường ô tô từ thị trấn Bến Sung đến trung tâm xã Phú Nhuận; tuyến đường từ đường tỉnh 520 nối Quốc lộ 45 vào Khu du lịch sinh thái Bến En; tuyến đường Xuân Phúc - Xuân Thái - Nghi Sơn - Bãi Trành; Dự án nâng cấp Di tích lịch sử cấp quốc gia Lò cao Kháng Chiến; đầu tư, nâng cấp 19 trạm biến áp, 11,8 km đường dây trung thế, 220 km đường dây hạ thế; đầu tư lưới điện quốc gia cho 4 thôn ở xã Xuân Thái. Đến nay, 100% thôn, bản trên địa bàn huyện đều có điện lưới quốc gia; 100% số xã vùng khó khăn đều có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trụ sở làm việc khang trang; trên 90,6% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong 8 xã vùng khó hiện có 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, gồm: Xuân Phúc, Yên Lạc, Mậu Lâm. Nét nổi bật trong phát triển kết cấu hạ tầng ở huyện Như Thanh đó là phong trào làm đường giao thông nông thôn. Hết năm 2019, toàn huyện đã bê tông hóa được 630,8/768,12 km đường giao thông nông thôn, đạt 82,1%, vượt 12,1% so với chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ XXII đề ra. Hầu hết các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được đầu tư ở các xã vùng khó khăn huyện Như Thanh đều phát huy hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]