(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018, Thanh Hóa có 55 xã đã được công nhận và thẩm định chờ công nhận, đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 284 xã, chiếm gần 50% số xã trong tỉnh và đứng thứ hai cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đích gần và đích xa

Đích gần và đích xa

(Ảnh minh họa)

Năm 2018, Thanh Hóa có 55 xã đã được công nhận và thẩm định chờ công nhận, đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 284 xã, chiếm gần 50% số xã trong tỉnh và đứng thứ hai cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nếu mục tiêu có thêm từ 50 đến dưới 100 xã tiếp theo đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019 trở thành hiện thực, sẽ đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới của Thanh Hóa vượt xa mục tiêu con số đề ra vào năm 2020 là có khoảng 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đây là kết quả ngoài mong đợi, tuy nhiên chúng ta chỉ nên xem con số này như là một cái đích gần chạm tới. Nông thôn mới không chỉ là diện mạo mới, mà còn phải cho thấy chất lượng và đảm bảo một tương lai bền vững. Đó mới là cái đích xa trên hành trình làm mới nông thôn như tinh thần chỉ đạo của Văn phòng Ðiều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đặt ra.

Tình trạng nóng vội trong xây dựng nông thôn mới từng xảy ra, để lại “gánh nợ” cũng như nguy cơ tái nghèo, môi trường ô nhiễm gây bức xúc cho nhiều người dân ở một số địa phương trong tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng cố tìm cách để đạt được danh hiệu trong thời gian ngắn nhất.

Cần đặt ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới và xây dựng kế hoạch, lộ trình cũng như cơ sở huy động nguồn lực sao cho phù hợp. Những địa phương để xảy ra “ồn ào” sau khi đón nhận danh hiệu nông thôn mới cho thấy ít nhiều có sự duy ý chí trong lãnh đạo và tư tưởng “nóng vội” trong quá trình thực hiện.

Sau 8 năm xây dựng nông thôn mới, Thanh Hóa đang tiến rất gần cái đích về số lượng xã nông thôn mới mà chúng ta đặt ra đến năm 2020. Đây có thể xem như là quả ngọt đến sớm, cần phải chờ chạm tới cái đích xa hơn, đó là sự bền vững và thực chất từ những xã nông thôn mới sau khi được công nhận đi vào vận hành như thế nào.

Từ yêu cầu này đòi hỏi các địa phương và cơ quan hữu quan cần rút kinh nghiệm từ những phát sinh “hậu nông thôn mới” trong thời gian qua, để chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới sao cho vừa đáp ứng về số lượng, lại đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Có như thế chúng ta mới vừa cán được đích gần, lại vừa chạm tới được đích xa - điều mà những chủ thể trong xây dựng nông thôn mới mong chờ.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]