(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã chủ động và tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ cho hội viên nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã chủ động và tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ cho hội viên nông dân.

Các hoạt động này đã giúp hội viên, nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Trong giai đoạn 2013 - 2018, các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở đã ký và duy trì tốt 29 chương trình phối hợp, liên doanh, liên kết với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường học trong và ngoài tỉnh; đồng thời huy động được sức mạnh tổng hợp và nhiều nguồn lực hỗ trợ cho nông dân. Tích cực xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, giúp hộ nông dân vay để sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và đầu tư cho 62 dự án có hiệu quả kinh tế cao về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, các cấp HND trong tỉnh đã tích cực khai thác nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ nông dân. Trong đó, tích cực hợp đồng ủy thác và tín chấp với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giúp nông dân vay vốn. Qua các chương trình phối hợp, hàng năm các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở hội còn chủ động liên kết với các trung tâm nghiên cứu, các viện, các doanh nghiệp chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT), ứng dụng, sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Thường xuyên khảo sát, nắm vững nhu cầu về đào tạo nghề và nhu cầu việc làm của hội viên nông dân trong tỉnh; trực tiếp và phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, đồng thời tổ chức các lớp tư vấn hướng nghiệp việc làm cho hội viên, giới thiệu lao động nông thôn vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động có thời hạn. 5 năm qua, các cấp hội trong tỉnh đã trực tiếp tổ chức và phối hợp tổ chức 643 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 22.833 người tham gia; giới thiệu 670 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp và 1.572 lao động tham gia xuất khẩu lao động. Trong đó, từ năm 2013 đến năm 2017 Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tổ chức 58 lớp sơ cấp nghề ngắn hạn (3 tháng) và cấp chứng chỉ nghề cho 1.948 lao động; ký hợp đồng với phòng lao động - thương binh và xã hội, phòng nông nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng và gắn với tạo việc làm tại chỗ hoặc nhu cầu sử dụng lao động của thị trường như nghề may công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thú y... Cung cấp trên 48.000 tờ thông báo tuyển lao động nông thôn đi làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và đi làm việc ở nước ngoài; tư vấn cho hơn 125.000 lao động về các lĩnh vực chính sách, chế độ, luật pháp, nhu cầu thị trường về lao động trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 2 cuộc diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”, “Nông dân hỏi - các nhà khoa học trả lời”, thông qua các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp của cả nước đã giải đáp tại chỗ những vướng mắc về KHKT cho hơn 850 nông dân giúp họ tự tin trong việc đưa tiến bộ khoa học và xử lý kỹ thuật trong quá trình phát triển sản xuất của gia đình, cộng đồng; trực tiếp và phối hợp mở 17.936 lớp tập huấn hướng dẫn KHKT cho trên 1,6 triệu lượt người; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân được 21.203 buổi cho trên 1,6 triệu lượt hội viên nông dân.

Thời gian qua, HND huyện Thiệu Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao tiến bộ KHKT, hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Hội thường xuyên phối hợp với trạm khuyến nông, trung tâm giáo dục cộng đồng và các ngành chức năng của huyện tổ chức trên 100 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt cho gần 1.000 lượt hội viên tham gia; chủ động liên kết, phối hợp với các công ty phân bón, giống cây trồng cung ứng hàng nghìn tấn phân bón, hàng trăm tấn giống các loại, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Hội còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên, nông dân, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ có vốn, kiến thức, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững được triển khai đến đông đảo hội viên. Từ phong trào này, nhiều hộ nông dân khai thác tiềm năng đất đai, lao động, vốn, mạnh dạn ứng dụng KHKT, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất, nhiều gia đình có thu nhập từ 100 triệu đến 500 triệu đồng/năm.

Có thể khẳng định, từ các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, các chương trình phối hợp và tập huấn về KHKT, học tập các mô hình, dự án... đã tác động tích cực giúp hội viên nông dân chuyển biến nhận thức, khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đây thật sự là hướng đi đúng của hội, góp phần thu hút, tập hợp nông dân vào hội.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]