(Baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi người, các cộng đồng và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hậu quả mà mỗi người phải hứng chịu là khác nhau. Ví dụ, phụ nữ, đối tượng chiếm phần lớn trong số nhân viên y tế tuyến đầu, phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm trước vi-rút corona cao hơn. Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang gặp phải tình trạng gián đoạn, tác động tới khả năng tiếp cận thuốc tránh thai và gia tăng rủi ro có thai ngoài ý muốn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới (11-7):

Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại

Đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi người, các cộng đồng và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hậu quả mà mỗi người phải hứng chịu là khác nhau. Ví dụ, phụ nữ, đối tượng chiếm phần lớn trong số nhân viên y tế tuyến đầu, phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm trước vi-rút corona cao hơn. Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang gặp phải tình trạng gián đoạn, tác động tới khả năng tiếp cận thuốc tránh thai và gia tăng rủi ro có thai ngoài ý muốn.

Đẩy lùi COVID-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai tại Trạm Y tế phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn).

Nghiên cứu gần đây của Quỹ Dân số (DS) Liên hợp quốc (UNFPA) nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia tiếp tục áp dụng lệnh cách ly xã hội trong vòng 6 tháng tới và các dịch vụ y tế vẫn bị gián đoạn thì 47 triệu phụ nữ ở các quốc gia thu nhập thấp - trung bình sẽ không thể tiếp cận với các phương pháp phòng tránh thai hiện đại. Hệ quả là sẽ có khoảng 7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và dự kiến có thêm khoảng 31 triệu vụ bạo lực trên cơ sở giới. Sự gián đoạn trong việc triển khai các chương trình của UNFPA tại cấp cơ sở có thể dẫn tới 2 triệu trường hợp bị cắt bỏ bộ phân sinh dục nữ và 13 triệu trường hợp tảo hôn trong giai đoạn 2020 - 2030 mà đáng ra có thể ngăn chặn được. Không chỉ vậy, tỷ lệ nữ giới phải làm việc trong môi trường lao động thiếu an toàn cao hơn và phải chịu ảnh hưởng về kinh tế nặng nề hơn từ đại dịch COVID-19. Gần 60% phụ nữ trên thế giới làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói cao hơn. Lệnh đóng cửa trường học cùng với nhu cầu gia tăng của người cao tuổi đã khiến cho khối lượng công việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ cũng tăng theo.

Đặc biệt, đại dịch tác động nghiêm trọng tới những cộng đồng chịu thiệt thòi, làm trầm trọng thêm trình trạng bất bình đẳng và cản trở những nỗ lực nhằm giúp không ai bị bỏ lại phía sau. Những hành động ứng phó với đại dịch COVID-19 tại mỗi quốc gia đóng vai trò quan trọng và sẽ quyết định tới tốc độ hồi phục của thế giới và tác động đến khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày DS thế giới 11-7 năm nay, các văn phòng UNFPA được khuyến khích nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và tình dục cũng như tính dễ bị tổn thương của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch. Trong đó, nhấn mạnh đến các cách thức để bảo vệ những thành tựu không dễ gì đạt được, đảm bảo nội dung về quyền và SKSS và tình dục được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia và tìm kiếm những phương pháp duy trì đà phát triển hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 như đã trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh Nairobi về DS và phát triển.

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác DS và phát triển đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Chi cục DS - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các hoạt động truyền thông hưởng ứng kỷ niệm Ngày DS thế giới. Theo đó, sẽ tổ chức các sự kiện truyền thông trọng điểm trên kênh truyền thông đại chúng các cấp và truyền thông trực tiếp tại cơ sở. Tuyên truyền về các vấn đề đang đặt ra đối với công tác DS và phát triển. Tổ chức các hội nghị cấp tỉnh, cấp huyện về thực trạng, thách thức và giải pháp từng bước giải quyết vấn đề DS và phát triển trong những thời gian tới. Lồng ghép các hoạt động truyền thông trong các sinh hoạt văn hóa, hoạt động của các đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng; tổ chức cung cấp sách mỏng, tờ rơi và nói chuyện chuyên đề ở cấp xã và cơ sở. Triển khai các loại hình cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng DS cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biển, đảo và ven biển (ưu tiên các nhóm đối tượng là người cao tuổi (NCT), phụ nữ mang thai và nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn).

Cùng với tuyên truyền rộng rãi về chủ đề Ngày DS thế giới, tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và những định hướng công tác DS và phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền và đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho phụ nữ, trẻ em gái trong điều kiện có thiên tai, đặc biệt trong dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay; tuyên truyền về tác hại của phá thai (tập trung tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên); tuyên truyền về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho nhóm đối tượng tại các vùng cao, vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng; tăng cường truyền thông về bình đẳng giới, nêu cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội... Căn cứ vào chủ đề hướng dẫn trên, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động xác định tình hình sát với thực tiễn ở địa phương để lựa chọn, bổ sung thông điệp cho phù hợp.

Bài và ảnh: Hà Bắc


Bài Và Ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]