(Baothanhhoa.vn) - Ngày 4-11-2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành một nghị quyết mang tính đột phá, cũng chính là đòn bẩy để giúp kinh tế - xã hội miền Tây xứ Thanh bứt phá, đi lên đó là  Nghị quyết 09 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”. Gần 6 năm qua, Nghị quyết 09 đã thực sự đi vào cuộc sống, có nhiều dấu ấn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển động miền Tây xứ Thanh

Ngày 4-11-2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành một nghị quyết mang tính đột phá, cũng chính là đòn bẩy để giúp kinh tế - xã hội miền Tây xứ Thanh bứt phá, đi lên đó là Nghị quyết 09 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”. Gần 6 năm qua, Nghị quyết 09 đã thực sự đi vào cuộc sống, có nhiều dấu ấn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Chuyển động miền Tây xứ Thanh

Khu du lịch thiên nhiên Pù Luông. Ảnh: Minh Hiếu

Có thể thấy, mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đề ra được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Riêng 11 huyện miền núi đã ban hành nhiều chương trình, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời lồng ghép hiệu quả một số chính sách của Trung ương để kích cầu trong sản xuất nông – lâm nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi. Nhờ đó, khu vực miền núi Thanh Hóa như được khoác lên mình tấm áo mới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội được tăng cường. Giai đoạn 2013-2018, tổng nguồn vốn huy động đạt gần 8.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, như: Đường nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; đường giao thông từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đi bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát); đường Hồi Xuân – Tén Tằn (Quốc lộ 15C); các tuyến Quốc lộ 217, 47...; nhiều nhà máy thủy điện, như: Trung Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Xuân Minh đi vào vận hành không chỉ đóng góp sản lượng lớn bảo đảm cung ứng điện, mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Đến nay, có 196/196 xã được dùng điện lưới quốc gia; 100% trung tâm huyện lỵ và các xã miền núi có đường giao thông vào trung tâm; 100% xã có mạng truyền dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động... Nhờ đó, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đã khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người dân vươn lên thoát nghèo. Đến nay, tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh, trong đó 7 huyện nghèo cao gấp 2,1 lần bình quân chung toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,5% (giai đoạn 2013-2015) và giảm 4,45% (giai đoạn 2016-2018); thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần so với năm 2013. Huyện Như Xuân thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. 17,4% xã đặc biệt khó khăn và 8,12% thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn theo tiêu chí quy định...

Chuyển động miền Tây xứ Thanh

Nhân dân bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) trong ngày vui đón nhận bản đạt chuẩn NTM.

Công tác chăm sóc, bảo vệ, tái sinh và phủ xanh rừng cũng được quan tâm đúng mức. Trong đó, việc xác định thực hiện chính sách giao đất, giao rừng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Giai đoạn từ năm 2006 – 2018, tỉnh ta đã giao khoảng 33.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho gần 6.000 hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ dân sống ở khu vực miền núi. Được giao đất, nhiều gia đình đã hình thành, phát triển nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, trong đó có hơn 80% trang trại, gia trại vườn rừng, đó là mô hình trồng cây nông nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp ở huyện Như Thanh; mô hình trồng trọt dành một phần đất cho chăn nuôi; mô hình cây ăn quả kết hợp cây công nghiệp dài ngày ở huyện Như Xuân; trồng rừng quy mô nhỏ kết hợp sản xuất lương thực, cây ăn quả và cây thực phẩm huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy... góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở các huyện miền núi. Bên cạnh đó, chính sách giao khoán rừng đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 53,03%...

Chuyển động miền Tây xứ Thanh

Một góc xã Thành Lâm (Bá Thước).

Có thể khẳng định, miền Tây xứ Thanh hôm nay đang trở mình, khởi sắc; khát vọng đổi mới và những đổi thay căn bản đáng tự hào ấy xuất phát từ sự quan tâm hết sức thiết thực, sự hỗ trợ kịp thời bằng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào miền núi. Đường lớn đã mở, tin rằng miền Tây xứ Thanh sẽ tự tin nắm lấy cơ hội mới, vững bước cùng nhân dân các dân tộc tỉnh nhà phát triển bền vững trong tương lai.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]