(Baothanhhoa.vn) - Trước đây số người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở huyện Như Xuân rất khiêm tốn; việc tuyên truyền về chính sách XKLĐ cũng chưa được thường xuyên; công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập;  người lao động chưa thực sự mặn mà với XKLĐ, không muốn xa gia đình, con cái; một số trường hợp lao động vi phạm pháp luật nước sở tại bị trục xuất về nước...

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Chìa khóa” giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững ở Như Xuân

“Chìa khóa” giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững ở Như Xuân

Ngày hội việc làm tổ chức tại huyện Như Xuân thu hút nhiều lao động tham gia.

Trước đây số người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở huyện Như Xuân rất khiêm tốn; việc tuyên truyền về chính sách XKLĐ cũng chưa được thường xuyên; công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập; người lao động chưa thực sự mặn mà với XKLĐ, không muốn xa gia đình, con cái; một số trường hợp lao động vi phạm pháp luật nước sở tại bị trục xuất về nước...

Ngoài ra, một số công ty tuyển dụng XKLĐ chưa tôn trọng đầy đủ quyền lợi của người lao động; chưa giải thích để người lao động hiểu rõ hợp đồng lao động trước khi xuất cảnh dẫn đến những thiệt thòi cho người lao động khi ra nước ngoài làm việc... Do đó, số người đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài rất ít, thậm chí có xã nhiều năm liền không có người đi XKLĐ.

Để “xốc” phong trào XKLĐ gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện Như Xuân đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách, pháp luật về XKLĐ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân tham gia XKLĐ để thoát nghèo. Chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực trạng công tác XKLĐ theo từng thị trường, trên cơ sở đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp phù hợp; lựa chọn những doanh nghiệp có đủ năng lực, uy tín, để phối hợp tuyển lao động...

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết, cùng với các giải pháp trên, huyện đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ XKLĐ của Trung ương, của tỉnh; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết kịp thời thủ tục, hồ sơ cấp vốn cho người đi XKLĐ. Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo XKLĐ từ huyện đến cơ sở, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các thành viên để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của từng cá nhân. Đưa chỉ tiêu công tác XKLĐ, giải quyết việc làm vào nghị quyết hàng năm, nhiệm kỳ về phát triển kinh tế - xã hội của huyện để chỉ đạo thực hiện.

Từ các giải pháp căn cơ, sự đồng thuận của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong chỉ đạo và thực hiện công tác XKLĐ, nhiều xã đã có cách làm đổi mới, sáng tạo; chủ động phối hợp với doanh nghiệp tuyển dụng lao động rà soát đối tượng có nhu cầu đi XKLĐ nằm trong độ tuổi, sau đó mới tổ chức tư vấn tuyên truyền và đã tạo được phong trào đi XKLĐ, tiêu biểu như các xã: Thượng Ninh, Thanh Phong, Thanh Hòa, Xuân Bình, Cát Vân, Hóa Quỳ, Cát Tân... mỗi xã có vài chục người đi, có xã có hàng trăm người đã và đang tham gia XKLĐ. Nguồn thu nhập từ hoạt động XKLĐ của người lao động đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhiều gia đình. Nhiều hộ nghèo có con em đi XKLĐ đã thoát nghèo bền vững, có hộ vươn lên khá giả, xây được nhà kiên cố và có “của ăn của để”. Ví như gia đình anh Lương Văn Thái ở thôn Quang Hùng, xã Thanh Phong trước đây thuộc hộ nghèo, kinh tế chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên hoàn cảnh rất khó khăn. Sau khi được tuyên truyền, vợ anh đã tham gia XKLĐ thị trường Ả-rập Xê-út với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Thấy hiệu quả rõ rệt từ XKLĐ, sau khi về nước, đầu năm 2019 chị tiếp tục đi XKLĐ lần 2, dự kiến năm 2020 sẽ về. Hiện gia đình anh chị không những thoát nghèo mà còn xây dựng được ngôi nhà khang trang, kiên cố. Còn chút vốn anh mở cửa hàng sửa chữa xe máy, xe đạp. Với gia đình anh Quách Văn Anh ở thôn Đồng Minh, xã Thượng Ninh hiện có 2 con đi XKLĐ. Một cháu đi Hàn Quốc từ năm 2015, hằng tháng gửi về gia đình 25 triệu đồng. Đầu năm 2019 cháu thứ 2 xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Do có tay nghề nên chỉ sau 3 tháng cháu đã gửi được tiền về cho gia đình, bình quân 22 triệu đồng/tháng. Nhờ có con đi XKLĐ mà hộ anh Anh đã thoát nghèo năm 2016. Hiện gia đình có một cửa hàng tạp hóa kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ tại địa phương cho thu nhập ổn định khoảng 5 triệu đồng/tháng. Phấn khởi hơn là gia đình anh vừa khánh thành ngôi nhà khang trang trị giá trên 1,2 tỷ đồng.

Đánh giá về phong trào và hiệu quả của XKLĐ, ông Đỗ Tất Hùng, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Nếu như năm 2011 toàn huyện chỉ xuất cảnh được 10 lao động, năm 2012 xuất cảnh 6 lao động, năm 2013 xuất cảnh 13 lao động... thì đến năm 2018 con số lao động xuất cảnh nhảy vọt lên 260 lao động. Riêng 10 tháng năm 2019 xuất cảnh được 213 lao động, đạt 94% chỉ tiêu tỉnh giao. XKLĐ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 45,16% năm 2011 xuống còn 7,8% năm 2019. Nếu trước đây người lao động đi XKLĐ chủ yếu ở các thị trường Malaysia, Li bi, Thái Lan, Trung Quốc, Ả-rập Xê-út thì nay họ đã hướng đến các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]