(Baothanhhoa.vn) - Không cần tài sản thế chấp, thủ tục cho vay nhanh gọn, các công ty tài chính đang là “cứu cánh” cho những đối tượng khách hàng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và có nhu cầu giải ngân tức thì. Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm trên, hoạt động cho vay từ các tổ chức tài chính thường được “áp” một mức lãi suất khá cao, từ 33 - 50%/năm, thậm chí cao hơn cùng những thông tin và cách giải quyết không minh bạch. Không những vậy, người vay sẽ phải đối diện với những “cách đòi nợ” mất văn minh nếu lỡ không trả được nợ quá hạn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩn trọng khi vay tiền từ các công ty tài chính

Không cần tài sản thế chấp, thủ tục cho vay nhanh gọn, các công ty tài chính đang là “cứu cánh” cho những đối tượng khách hàng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và có nhu cầu giải ngân tức thì. Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm trên, hoạt động cho vay từ các tổ chức tài chính thường được “áp” một mức lãi suất khá cao, từ 33 - 50%/năm, thậm chí cao hơn cùng những thông tin và cách giải quyết không minh bạch. Không những vậy, người vay sẽ phải đối diện với những “cách đòi nợ” mất văn minh nếu lỡ không trả được nợ quá hạn.

Cẩn trọng khi vay tiền từ các công ty tài chính

Thông tin vay của các công ty tài chính thường không rõ ràng, khiến người vay hiểu nhầm về các điều khoản và trách nhiệm.

Do cần gấp một khoản tiền tiêu dùng, anh L., trú tại phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa đã vay của một công ty tài chính có tên SHBFINANCE số tiền 50.000.000 đồng. Anh L. cho biết, thủ tục cho vay rất đơn giản, không cần tài sản thế chấp, chỉ cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép lái xe photo. Người vay cũng không cần đến trụ sở văn phòng công ty, không cần ký giấy tờ mà nhân viên của công ty giao dịch với khách hàng tại một quán cafe. Số tiền vay được giải ngân trực tiếp vào tài khoản của khách hàng. Vậy nhưng, khi kiểm tra và tính toán lại số tiền phải trả thực tế, anh L. mới “tá hỏa” khi mức lãi suất quá cao, không như tư vấn ban đầu của nhân viên công ty trên là 1-2% tùy lịch sử vay của khách hàng. Với thực nhận 50.000.000 đồng, anh L. phải chi trả thêm các loại phí bảo hiểm nên số tiền vay trong hợp đồng lên tới 52.750.000 đồng. Với khoản thực nhận ấy, theo thông báo của công ty tài chính này, anh L. phải trả góp số tiền cả gốc và lãi hàng tháng là 3.198.000 đồng trong 24 tháng. Như vậy, với khoản vay 50.000.000 đồng, sau 2 năm, tổng số tiền anh L. phải thanh toán là 76.752.000 đồng, tương đương mức lãi suất 38%/năm.

Xót xa vì mức lãi suất quá cao, anh L. tìm cách trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, do không được cung cấp hợp đồng cho vay nên anh L. không nắm được thông tin hướng dẫn về cách thanh lý hợp đồng. Gọi điện cho nhân viên đã trực tiếp tư vấn khoản vay thì nhân viên này trả lời “vòng vo”, không hướng dẫn khách hàng thủ tục thanh lý hợp đồng cũng như hướng dẫn cho khách hàng gọi điện tới tổng đài để được tư vấn, giải quyết. Hơn nữa, còn “đánh lừa” khách hàng là cố gắng duy trì trả nợ 4 tháng liên tục thì sẽ không phải phạt trả nợ quá hạn khi thanh lý hợp đồng. Nghe lời nhân viên tư vấn này, anh L. thực hiện trả góp 4 tháng liên tục với tổng số tiền gần 13.000.000 đồng. Tuy nhiên đến lúc này, anh L. gọi điện lại cho nhân viên tư vấn thì người này không bắt máy. Sau nhiều lần liên lạc không thành công, anh L. tìm kiếm trên mạng internet số điện thoại của tổng đài công ty để được tư vấn thủ tục thanh lý hợp đồng, anh L. càng “tá hỏa” hơn khi được nhân viên tổng đài tư vấn, tất cả các khoản vay trả nợ trước hạn đều chịu phí phạt khá cao. Với đối tượng khách hàng đã trả nợ liên tục được từ 0-6 tháng sẽ phải chịu mức phí phạt là 5% trên tổng số tiền gốc còn lại. Nếu khách hàng trả được nợ liên tục 6 tháng trở lên thì mức phạt vẫn là 4%. Vậy là, sau 4 tháng, sau khi trả gần 13 triệu đồng cả gốc lẫn lãi, khi tất toán hợp đồng, tổng số tiền anh L. phải trả là 50.200.000 đồng. Nhiều hơn 200.000 đồng so với số tiền anh L. thực nhận khi vay.

Sau nhiều lần hỏi tìm địa chỉ, anh L. đến văn phòng đại diện công ty tài chính này tại tỉnh Thanh Hóa để phản ánh. Tuy nhiên, đại diện văn phòng công ty tại tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị có rất nhiều cộng tác viên và từ chối tìm kiếm nhân viên đã tư vấn cho anh L. để đối chất. Đại diện này cũng cho biết, do quá trình làm việc giữa 2 bên không có ghi âm nên không có bằng chứng để giải quyết thiệt hại cho khách hàng.

Không những mập mờ trong cách công bố lãi suất, gây nhầm lẫn cho khách hàng; không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng tại thời điểm ký kết làm cơ sở cho khách hàng tiếp cận minh bạch các thông tin; không ghi nhận, không giải quyết, kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu của khách hàng, khi “lỡ” bị trả chậm hoặc chưa trả được nợ quá hạn, khách hàng còn bị đe dọa, quấy rối khi nhắc, thu hồi nợ. Điển hình như trường hợp của anh Lê Văn H., địa chỉ tại phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, cũng “trót” vay của một công ty tài chính số tiền 40.000.000 đồng. Khi anh gặp khó khăn và xin trả chậm số tiền góp hàng tháng, thì không chỉ bị nhân viên công ty trên gọi điện, nhắn tin chửi bới, anh H. còn bị thu thập ảnh trên trang facebook cá nhân của cả gia đình rồi gửi tới bạn bè để bêu giếu, ảnh hưởng tới uy tín và công việc của anh H.

Có thể nhận định, đối tượng vay tiền tại các công ty tài chính có 2 hình thức: Một là những khách hàng “dưới chuẩn” vay vốn ngân hàng; hai là đối tượng khách hàng cần giải ngân nhanh. Cho vay không có tài sản thế chấp, rủi ro cao, việc các công ty tài chính áp dụng mức lãi suất cao hơn, kèm theo các dịch vụ song hành như phí bảo hiểm cũng cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều đáng nói là những thông tin này đang được cung cấp tới khách hàng một cách mập mờ, khiến khách hàng không lường trước được khả năng trả nợ cũng như chịu thiệt hại trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh. Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có tính chuyên môn cao. Do vậy, trước khi ký hợp đồng, khách hàng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trong những giao dịch tài chính. Khi có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức này, người vay cần yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích, cung cấp đầy đủ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay, ví dụ: Mức lãi suất, thời gian vay, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm... Khách hàng chỉ ký hợp đồng sau khi nắm rõ, nhìn rõ các thông tin thể hiện trên hợp đồng. Đồng thời, yêu cầu cung cấp bản sao hoặc sao chụp bản hợp đồng đã ký để lưu giữ. Khi phát sinh các vấn đề tranh chấp, nên ưu tiên sử dụng các hình thức liên hệ có lưu vết, ví dụ: Gửi email, gửi thư qua bưu điện... Trường hợp khách hàng có thắc mắc hoặc có vấn đề phát sinh liên quan tài chính tiêu dùng, có thể liên hệ tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số miễn phí 1800.6838 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

3 bình luận

 Hoàng Minh Phương - 18:24 06/02/20

 Trả lời

Mấy Cty tài chính ma này, lập ra chủ yếu lừa đảo. Ai mà dính rồi thì bỏ nó đi, trả làm gì cho nó phí. Mày cho vay ko có gì hết, chỉ mỗi CMND chả có pháp lý nào công nhận, đó chỉ là trò lừa đảo mà thôi

 Nguyễn ngọc tuấn - 11:00 06/02/20

 Trả lời

Nhà nước phải thắt chặt các công ty tài chính và các hợp đồng của công ty như FE cũng cho vay lãi suất còn cao hơn tín dụng đen. Sao k để tín dụng làm cần j phải các công ty tài chính

 Hùng - 07:06 06/02/20

 Trả lời

Các cơ quan nhà nước phải có chế tài thật mạnh để xử lý các công ty tài chính và các cty đòi nợ thuê, chứ cứ nói hoài cũng vậy

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]